Giá gừng tăng, nông dân miền Tây Nghệ An tích cực thu hoạch

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Đến cuối tháng 5/2023, các địa phương trồng gừng ở miền Tây Nghệ An đã cơ bản thu hoạch gần xong diện tích gừng. Người dân cho biết, giá gừng tăng gần gấp đôi năm ngoái, bà con hào hứng thu hoạch.

Tại bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai (Tương Dương), những ngày này người dân đang gấp rút thu hoạch gừng bán cho thương lái thu mua tận nơi. Gừng ở các bản của xã Nhôn Mai sau khi thu hoạch, người dân đóng thành từng bao tải đưa đến địa điểm tập kết tại ngã ba Huồi Tụ, xe ô tô của thương lái thu mua với giá 9.000 - 10.000 đồng/kg.

Ông Và Khua Đớ - Trưởng bản Huồi Cọ cho biết, đến thời điểm ngày 23/5, bản Huồi Cọ đã thu hoạch và bán được hơn 3 tấn gừng. Diện tích trồng gừng của bản Huồi Cọ chỉ vài ha.

Người dân miền Tây phấn khởi thu hoạch gừng. Vụ mùa 2023 giá gừng ở miền Tây Nghệ An đạt 9.000 - 12.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Trường

Người dân miền Tây phấn khởi thu hoạch gừng. Vụ mùa 2023 giá gừng ở miền Tây Nghệ An đạt 9.000 - 12.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Trường

Lý giải thêm về điều này, ông Khua Đớ cho biết, từ khi xảy ra dịch Covid-19, mấy năm nay gừng rớt giá, chỉ khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg nên người dân không thu hoạch, để gừng phát triển tự nhiên liên tiếp 2-3 mùa. Năm 2023 không có gừng trồng mới, mà là của các năm trước để lại. Năm nay, giá gừng cao gần gấp đôi năm ngoái nên bà con mới thu hoạch.

Ông Lô Khăm Kha - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tương Dương cho biết, diện tích gừng của huyện không nhiều, chỉ khoảng 22 ha, tập trung ở một số xã như Nhôn Mai, Tam Hợp, Hữu Khuông... Hiện nay, chỉ có xã Nhôn Mai thu hoạch gần xong, các xã còn lại đang bắt đầu bước vào vụ, giá bán cao hơn năm ngoái và thương lái vào thu mua tận nơi nên khá thuận tiện cho bà con tiêu thụ sản phẩm.

Người dân bản Huồi Cọ thu hoạch gừng vụ mùa 2023. Ảnh: C.T.V

Người dân bản Huồi Cọ thu hoạch gừng vụ mùa 2023. Ảnh: C.T.V

Đối với các huyện miền Tây thì Kỳ Sơn có thể xem là "thủ phủ" gừng của Nghệ An, với diện tích trồng hơn 800 ha, chủ yếu tập trung ở xã Na Ngoi, rải rác ở một số xã khác như Nậm Cắn, Keng Đu, Phà Đánh, Huồi Tụ, Tây Sơn...

Có giá gừng cao hơn so với các bản ở xã Nhôn Mai (Tương Dương), tại xã Huồi Tụ, năm 2023, có hơn 21 ha gừng, người dân bán tại địa phương với giá 12.000 đồng/kg, hầu hết các bản nhập cho thương lái tại ngã ba Huồi Tụ, gần trung tâm xã.

Tại xã Na Ngoi, với gần 800 ha gừng, lãnh đạo UBND xã cho biết, hầu hết số gừng năm nay thu hoạch đều là gừng của các năm trước lưu lại trên rẫy người dân không thu hoạch do rớt giá. Năm 2022, gừng được thu mua với giá 5.000 - 6.000 đồng/kg nên hầu như bà con ở xã Na Ngoi không bán, giữ nguyên trên rẫy chờ tăng giá.

Gừng của người dân bản Huồi Cọ vừa thu hoạch ngày 22/5/2023. Ảnh: C.T.V

Gừng của người dân bản Huồi Cọ vừa thu hoạch ngày 22/5/2023. Ảnh: C.T.V

Năm 2023, giá gừng bán tại xã Na Ngoi tăng cao hơn năm ngoái, đạt 12.000 - 13.000 đồng/kg nên người dân các bản hiện đang hào hứng thu hoạch nhập cho xe của thương lái mua tận xã.

"Đường giao thông ở xã Na Ngoi mấy năm nay được cải thiện khá hơn nên tạo điều kiện cho người dân thu hoạch, bán nông sản ngay tại địa phương. Bản xa nhất của xã Na Ngoi cách trung tâm xã khoảng 12 km, song cơ bản đường đến trung tâm các bản, xe máy, ô tô hầu hết đã đi được nên việc vận chuyển nông sản thuận tiện hơn", ông Vừ Bá Lỳ - Bí thư Đảng ủy xã Na Ngoi cho biết.

Một thương lái chuyên thu mua gừng ở địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương cho biết, đầu mùa gừng năm 2023 nhu cầu tiêu thụ gừng trên thị trường có chiều hướng tăng, giá thu mua cũng tăng gần gấp đôi năm 2022. Tuy nhiên, người thu mua không dám ồ ạt gom nhiều hàng, vì phải phụ thuộc tình hình xuất, nhập khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc. Thêm vào đó, gừng Kỳ Sơn còn phải cạnh tranh giá cả với gừng của Lào nên thương lái không dám gom số lượng lớn, chỉ thu mua theo số lượng đặt hàng của các nhà máy, doanh nghiệp chế biến, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc.

Gừng Kỳ Sơn cho chất lượng vượt trội so với gừng các địa phương khác, nhưng chủ yếu người dân đang bán sản phẩm gừng thô. Ảnh: C.T.V

Gừng Kỳ Sơn cho chất lượng vượt trội so với gừng các địa phương khác, nhưng chủ yếu người dân đang bán sản phẩm gừng thô. Ảnh: C.T.V

Thực tế cho thấy, giá gừng nhập từ Lào, Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam luôn rẻ hơn gừng địa phương. Để cạnh tranh, cần nâng cao giá trị cho sản phẩm gừng, ngoài bán gừng thô, người dân, doanh nghiệp trong tỉnh cần nghiên cứu hướng chế biến sâu để tăng giá trị thương mại.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.