Thị trường

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Tăng mạnh trở lại đến 3,500 đồng/kg

Quốc Duẩn08/11/2024 05:18

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 trong khoảng 138,000 - 139,000 đồng/kg, tăng mạnh từ 2,500 đến 3,500 đồng/kg so với hôm qua. Việc tăng giá này chỉ là sự điều chỉnh sau 1 ngày lao dốc do tỷ giá USD tăng cao

Giá tiêu trong nước ngày 8/11/2024

Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 138,500 đồng/kg, tăng 2,500 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 138,000 đồng/kg, tăng 2,500 đồng/kg so với hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 139,000 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng mạnh từ 3,000 đến 3,500 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 139,000 đồng/kg, tăng mạnh 3,500 đồng/kg so với hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 138,000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)
Đắk Lắk138,500+2,500
Gia Lai138,000+2,500
Đắk Nông139,000+3,000
Bà Rịa - Vũng Tàu139,000+3,500
Bình Phước138,000+3,000
Đồng Nai139,000+3,500
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Tăng mạnh trở lại đến 3,500 đồng/kg

Thời gian qua, thị trường tiêu trong nước đã có dấu hiệu tăng giá cao hơn so với cung cầu thực tế. Theo các chuyên gia, giá tiêu hiện đang được điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị thực tại thời điểm này. Đây là sự điều chỉnh cần thiết để cân bằng lại thị trường.

Trên thị trường quốc tế, các nước Đông Nam Á cũng đang chứng kiến sự giảm giá tiêu do ảnh hưởng của việc đồng USD tăng mạnh. Dự báo cho thấy sản lượng tiêu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 170.000 tấn trong vụ thu hoạch sắp tới, chiếm từ 35-40% nguồn cung toàn cầu. Vì vậy, giá tiêu trên thế giới có thể còn biến động mạnh, nhất là khi tiêu bước vào chu kỳ tăng giá mới kéo dài 10 - 15 năm, với giá có khả năng đạt mức 300.000 đồng/kg.

Nhu cầu tiêu thụ tiêu vào mùa lễ hội cuối năm được dự báo sẽ là động lực tích cực giúp giữ giá tiêu ở mức cao. Với đà giá ổn định, xuất khẩu tiêu của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong các tháng cuối năm 2024, mang lại lợi ích cho người sản xuất và xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.634 USD/tấn (giảm 0,47%), giá tiêu trắng Muntok đạt 9.082 USD/tấn (giảm 0,47%).

Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.300 USD/tấn (giảm 1,59%). Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 11.000 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam hôm nay ổn định ở mức cao, giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.

Trên thị trường quốc tế, giá tiêu toàn cầu đang giảm do tác động của sự tăng giá USD và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường hồ tiêu thế giới dự báo sẽ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong giai đoạn 2024-2032. Trong nước, vụ thu hoạch cà phê bắt đầu khiến nhiều nông dân phải bán bớt hồ tiêu để có vốn, làm gia tăng áp lực giảm giá tiêu nội địa.

Theo số liệu sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, trong tháng 10/2024, Việt Nam xuất khẩu 18.493 tấn hồ tiêu, bao gồm 15.939 tấn tiêu đen và 2.554 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 120,2 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 99,8 triệu USD và tiêu trắng đạt 20,4 triệu USD. Lượng xuất khẩu tăng 7,9% so với tháng trước nhưng giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân của tiêu đen là 6.284 USD/tấn (giảm 28 USD), còn tiêu trắng là 8.029 USD/tấn (tăng 191 USD).

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tháng 10, chiếm 27,7% tổng lượng xuất khẩu, đạt 5.128 tấn, giảm 8,5% so với tháng 9. Các thị trường lớn tiếp theo là Hồng Kông (1.784 tấn), UAE (1.382 tấn), Hà Lan (1.000 tấn), và Đức (960 tấn). Olam là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất với 2.595 tấn, chiếm 14,0% tổng xuất khẩu, theo sau là Nedspice Việt Nam (1.878 tấn), Phúc Sinh (1.605 tấn), Trân Châu (1.397 tấn), và Liên Thành (1.202 tấn).

Mới nhất
x
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Tăng mạnh trở lại đến 3,500 đồng/kg
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO