Thị trường

Giá vàng hôm nay 12/7: Giá vàng trong nước lấy lại mốc quan trọng 121 triệu đồng

Quốc Duẩn12/07/2025 04:00

Giá vàng hôm nay 12/7: Tính đến 6h00, giá vàng trong nước tăng lên ngưỡng 121 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng 1,27%, đạt mức cao nhất trong tuần

Giá vàng miếng SJC

Tính đến 6h00, giá vàng miếng SJC được Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở ngưỡng 119-121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 119-121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 119-121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý niêm yết giá vàng miếng SJC ở ngưỡng 118,3-121 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch giá mua vào - bán ra ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 12.7: Giá vàng lấy lại mốc 121 triệu đồng

Bảng giá vàng hôm nay 12/7/2025 mới nhất như sau:

Vàng miếng SJCKhu vựcPhiên hôm nay 12/7Chênh lệch so với hôm qua
Mua vàoBán raMua vàoBán ra
Đơn vị tính: Triệu đồng/lượngĐơn vị tính: Nghìn đồng/lượng
SJCTP HCM119121+200+200
DojiHà Nội119121+200+200
TP HCM119121+200+200
Phú QuýHà Nội118,3121+200+200
PNJTP HCM119121+200+200
Hà Nội119121+200+200
BTMCToàn quốc119121+200+200
Mi HồngTP HCM119,6120,8+200+400

Giá vàng nhẫn 9999

Tính đến 6h00, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 115,5-118,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua, tăng 1,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán. Chênh lệch mua vào - bán ra tăng lên mức 3 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 115,7-118,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 400.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch mua vào - bán ra ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 114,7-117,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 500.000 đồng/lượng cả hai chiều. Chênh lệch mua vào - bán ra ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Vàng nhẫn tròn trơnPhiên hôm nay 12/7Chênh lệch so với hôm qua
Mua vàoBán raMua vàoBán ra
Đơn vị tính: Triệu đồng/lượngĐơn vị tính: Nghìn đồng/lượng
SJC114,5117+300+300
Doji115,5118,5+300+1300
Phú Quý114,7117,7+500+500
PNJ114,9117,9+600+700
BTMC115,7118,7+400+400

Với thị trường vàng trong nước, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn sẽ giảm khi mốc 15.7 đang cận kề. Đây là thời điểm Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trình dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Giá vàng thế giới

Ghi nhận lúc 0h00, vàng giao ngay niêm yết ở ngưỡng 3.355,31 USD/ounce, tăng 41,93 USD/Ounce so với hôm qua.

Quy đổi theo tỷ giá USD tại ngân hàng Vietcombank (26.270 VND/USD), vàng thế giới có giá khoảng 109,73 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng đang cao hơn giá vàng quốc tế 11,27 triệu đồng/lượng.

Dự báo giá vàng

Giá vàng thế giới tăng 1,27%, đạt mức cao nhất trong vòng một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump mở rộng chiến tranh thương mại toàn cầu bằng cách gửi những bức thư như một thỏa thuận thương mại áp đặt thuế. Động thái này khiến giới đầu tư đổ xô mua vàng như một kênh trú ẩn an toàn trước những bất ổn kinh tế.

Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng lên 3.355,31 USD/ounce, trong khi giá vàng tương lai tại Mỹ cũng tăng 1,3%, lên 3.369 USD/ounce.

Đà tăng giá vàng diễn ra ngay sau khi Trump tuyên bố sẽ áp thuế 35% lên hàng hóa nhập khẩu từ Canada vào tháng tới, đồng thời dự kiến đánh thuế 15-20% lên nhiều đối tác thương mại khác.

Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng công bố mức thuế 50% đối với đồng nhập khẩu vào Mỹ và các mặt hàng từ Brazil, Brazil cũng có tuyên bố cứng rắn đáp trả lại mức thuế tương tự, mở đầu một cuộc chiến thuế quan mới.

Theo Aakash Doshi, chuyên gia chiến lược vàng tại State Street Global Advisors, thị trường hiện đang chứng kiến sự quay trở lại của yếu tố bất ổn, và vàng được hưởng lợi nhờ vai trò là tài sản an toàn.

Ông dự đoán giá vàng trong quý III có thể dao động trong khoảng 3.100 đến 3.500 USD, sau một nửa đầu năm tăng trưởng mạnh và đang bước vào giai đoạn điều chỉnh.

Vàng thường có xu hướng tăng giá trong bối cảnh kinh tế bất ổn và lãi suất thấp. Gần đây, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller khẳng định khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách cuối tháng này. Hiện tại, giới đầu tư kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất tổng cộng 50 điểm cơ bản trước cuối năm.

Bên cạnh vàng, các kim loại quý khác như bạc, bạch kim và palladium cũng tăng giá. Giá bạc tăng 2,1% lên 37,79 USD/ounce, bạch kim tăng 1,4% lên 1.379,15 USD và palladium tăng 2,6% lên 1.171,18 USD.

Nhu cầu vàng tại châu Á giảm mạnh do giá biến động mạnh

Tuần này, nhu cầu mua vàng vật chất tại các thị trường châu Á vẫn ở mức thấp do tâm lý e ngại trước những biến động về giá. Trong khi đó, mức giá bán vàng tại Trung Quốc vẫn giữ ở mức cao hơn giá thế giới, còn tại Ấn Độ, chênh lệch giá giảm so với tuần trước.

Tại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, các đại lý đang bán vàng với mức phụ phí từ 10-25 USD/ounce so với giá giao ngay toàn cầu, tăng so với mức 4,2-33 USD của tuần trước. Giá vàng trong tuần có lúc giảm xuống dưới ngưỡng 3.300 USD, mức thấp nhất trong hơn một tuần, trước khi phục hồi lên 3.335 USD vào sáng thứ Sáu.

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã mở rộng chiến tranh thương mại bằng cách áp thuế mới lên nhiều quốc gia (có hiệu lực từ 1.8), nhưng sự bất ổn này vẫn chưa đủ để kích thích nhu cầu mua vàng tại Trung Quốc. Hugo Pascal, một nhà giao dịch kim loại quý tại InProved, cho biết thị trường hiện khá trầm lắng.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu vàng tại Trung Quốc là quy định mới của ngân hàng trung ương nước này về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, áp dụng cho các đại lý kinh doanh kim loại quý và đá quý. Theo một nhà giao dịch trong nước, quy định này có thể làm giảm nhu cầu tiềm năng, và người mua chỉ có thể quay trở lại nếu giá vàng giảm xuống khoảng 3.000-3.100 USD.

Tại Ấn Độ, mức chiết khấu (giá bán thấp hơn giá thế giới) đã thu hẹp từ 14 USD/ounce tuần trước xuống còn tối đa 8 USD/ounce (đã bao gồm thuế nhập khẩu 6% và thuế bán hàng 3%). Một đại lý vàng tại Mumbai cho biết, nguồn cung hiện đang hạn chế do nhập khẩu vàng trong tháng 5 và 6 giảm, đồng thời lượng vàng phế liệu tái chế cũng khan hiếm.

Giá vàng trong nước hiện ở mức khoảng 97.300 rupee/10 gram, giảm so với mức kỷ lục 101.078 rupee hồi tháng trước. Thông thường, nhu cầu vàng tại Ấn Độ sẽ giảm trong mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9.

Các thị trường khác như Hong Kong, Singapore và Nhật Bản cũng ghi nhận tình trạng giao dịch trầm lắng. Tại Hong Kong, vàng được bán ở mức ngang giá hoặc cao hơn nhẹ 1,5 USD/ounce, trong khi tại Singapore, mức chênh lệch dao động từ ngang giá đến +2,2 USD.

Ở Nhật Bản, vàng thỏi được giao dịch ở mức tương đương hoặc cao hơn 0,5 USD so với giá tham chiếu.

Nổi bật Báo Nghệ An

Mới nhất

x
Giá vàng hôm nay 12/7: Giá vàng trong nước lấy lại mốc quan trọng 121 triệu đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO