Giao lưu hữu nghị Homestay - nồng ấm tình cảm gia đình Việt

(Baonghean) - Chương trình giao lưu hữu nghị Homestay - tiếp nhận sinh viên Quốc tế về giao lưu hữu nghị tại các gia đình Việt đã tạo điều kiện cho các lưu học sinh tại Nghệ An có cơ hội được tiếp xúc giao lưu, làm quen với phong tục, tập quán và cuộc sống văn hóa truyền thống của các gia đình Việt Nam. Qua đó, tạo môi trường cho các em nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Đồng thời kết nối tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.

Mái ấm gia đình Việt

Không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đoàn kết là cảm nhận của chúng tôi khi được tham gia buổi gặp mặt cuối năm của các lưu học sinh Lào ở gia đình ông Nguyễn Đình Thành, bà Phan Thị Lan (khối Trung Đông, phường Hưng Dũng, TP. Vinh).

Các em và gia đình cùng nhau vào bếp chuẩn bị món ăn của nước bạn Lào và Việt Nam. Trong bữa cơm tất niên thân mật có các món ăn Lào - Việt, đơn giản, mộc mạc như những món ăn Lào - Việt hàng ngày thôi, nhưng trong không khí đầm ấm của gia đình thì đó là bữa ăn đầy hương vị ý nghĩa.

Sau bữa cơm thân mật, chương trình giao lưu văn nghệ vừa quần chúng đan xen giữa các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh với các điệu múa lăm vông càng tạo thêm sự gắn kết.

Bà Phan Thị Lan cho biết: “Các con đến ở với gia đình hơn 3 năm nay rồi, vợ chồng chúng tôi xem các con như con cái trong nhà. Chúng tôi thường hướng dẫn cho các con từ phong tục văn hóa của người Việt đến truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc Việt -  Lào”.  

Cùng nghe những câu chuyện về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
Cùng nghe những câu chuyện về truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.

Điều khó khăn nhất của lưu học sinh khi sang học tập ở Việt Nam là ngoại ngữ  để giao tiếp bằng tiếng Việt và nỗi nhớ gia đình. Vì vậy, chương trình Homestay - đưa sinh viên quốc tế về giao lưu hữu nghị tại các gia đình Việt do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với các trường học, khối dân cư tổ chức với mong muốn tạo môi trường cho các sinh viên nước ngoài hòa nhập, tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Đồng thời kết nối tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.

“Khi mới sang học tập tại Trường Đại học Y khoa Vinh, vì chưa được giao lưu, tiếp xúc nhiều nên còn nhiều câu, nhiều chữ tiếng Việt chúng em phát âm chưa rõ. Những lúc như thế chúng em lại được bố mẹ và mọi người trong nhà nhắc đi, nhắc lại từng câu, từng chữ để chúng em nói cho đúng. Gần 3 năm được về giao lưu hữu nghị tại gia đình Việt Nam sau những ngày học tập căng thẳng, những lúc có chuyện vui buồn hay những lúc ốm đau đều được mọi người trong nhà chia sẻ, động viên làm cho em như được sống trong gia đình ở quê hương Lào và quên đi nỗi nhớ của người con xa đất nước”, Thi Phu Thon - sinh viên lớp CD4, Đại học Y khoa Vinh chia sẻ. 

Những phong tục tập quán, văn hóa tâm linh của người Việt như lễ thắp hương tại bàn thờ gia tiên vào các ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng, ngày Tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn tại Việt Nam như: Ngày 30/4 thống nhất đất nước,  Ngày Quốc khánh 2/9,... các em đều được hướng dẫn tham gia và cả ngày Tết cổ truyền Bunpimay của dân tộc Lào cũng được nhà trường và gia đình quan tâm tổ chức trọng thể ở Việt Nam để em cảm nhận cuộc sống sinh hoạt gần gũi, tình cảm như chính trên quê hương mình. 

Chương trình giao lưu hữu nghị Homestay thực sự đã giúp đỡ, động viên các lưu học sinh, mang lại cho các em thêm một mái ấm gia đình. Điều đó không chỉ giúp đỡ cho những sinh viên Lào có thêm niềm vui trong học tập, động viên về tinh thần vượt qua khó khăn trong thời gian xa quê hương mà còn làm cho tuổi trẻ của nước bạn càng hiểu sâu sắc và quý trọng mối tình hữu nghị đoàn kết thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào.

Đổi mới công tác đối ngoại nhân dân 

Chương trình giao lưu hữu nghị Homestay, tiếp nhận sinh viên quốc tế về giao lưu hữu nghị tại các gia đình Việt là một trong những chương trình được Hội Liên hiệp tổ chức hữu nghị Nghệ An phát động từ năm 2012. Đây là việc làm cụ thể hóa công tác đối ngoại nhân dân. Các lưu học sinh được sống, sinh hoạt trong mái ấm gia đình người Việt, được đón nhận bằng tình cảm ấm áp, tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ anh chị trong gia đình mới. Từ đó gắn kết những con người của hai đất nước “cùng dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, nghe chung một tiếng gà gáy” cùng yêu thương và chia sẻ. Không chỉ vậy chương trình còn tạo ra sự gắn kết, mối liên hệ giữa bố mẹ Lào và bố mẹ nuôi ở Việt Nam.

Những câu chuyện về sự quan tâm, tình cảm của bố mẹ nuôi ở Việt Nam đã tạo tình cảm và niềm tin cho bố mẹ gia đình ở Lào trong những ngày con em mình xa quê hương đi học được những gia đình Việt Nam thương yêu như con cái trong nhà.

Đơn cử, câu chuyện đầy xúc động giữa người bố Lào Vankhăm có con trai là Chitavanh - sinh viên của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh bị chấn thương đứt dây chằng phải phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An. Trong thời gian phải nằm điều trị tại bệnh viện, Chitavanh đã thường xuyên được các thầy, cô  giáo và ông bà Vinh Liệu ở khối Đông Lâm phường Hưng Dũng (TP. Vinh) đến thăm hỏi, động viên, chăm sóc như người con trong nhà.

Tình yêu thương của ông bà Vinh Liệu dành cho cậu con trai đã làm cho bố mẹ của Chitavanh vô cùng xúc động. Câu chuyện cảm động này được ông Vankhăm đưa về Lào kể với bà con huyện Văng Viêng (Viêng Chăn - Lào) với tất cả tình cảm biết ơn và lòng tin tưởng. Điều đó cho thấy chương trình không chỉ tạo nên sự gắn kết giữa những con người của hai dân tộc mà còn để lại những hình ảnh tốt đẹp về con người Việt Nam trong trái tim nhân dân Lào. 

Điều đáng ghi nhận, chương trình  Homestay được cán bộ, nhân dân các khối, xóm đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, ngày càng nhiều hộ gia đình ở Nghệ An nhận các lưu học sinh về giao lưu hữu nghị. Để chương trình thành công có sự đóng góp không nhỏ của các chi bộ, ban cán sự, cùng các đoàn thể các khối có trường học đóng trên địa bàn. Trong đó phải kể đến các khối Trung Đông và Đông Lâm của phường Hưng Dũng (TP. Vinh).

Ông Đỗ Đức Phong - khối trưởng khối Trung Đông, phường Hưng Dũng cho biết: “Tôi thấy đây là chủ trương có ý nghĩa thiết thực. Cấp ủy, ban cán sự và Mặt trận, đoàn thể khối làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đăng ký tiếp nhận các cháu lưu học sinh Lào về giao lưu hữu nghị tại các gia đình”.

Lưu học sinh Lào học nấu món ăn truyền thống của Việt Nam.
Lưu học sinh Lào học nấu món ăn truyền thống của Việt Nam. 

Sau  gần 2 năm các khối thực hiện chương trình Homestay, theo phản ánh của các gia đình và các em lưu học sinh Lào đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc, giao lưu, tạo nên tình cảm gắn bó giữa các lưu học sinh Lào với các gia đình Việt. Vui mừng hơn là hầu hết các em lưu học sinh Lào tham gia chương trình đều nói tiếng Việt khá hơn, được các bố mẹ từ bên Lào gửi lời cảm ơn và kết nối tình đoàn kết giữa các gia đình Lào - Việt.

Chương trình giao lưu hữu nghị Homestay là một trong những cách làm đổi mới về công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An. Qua 4 năm triển khai, chương trình đã kết nối  với 4 đơn vị trường học gồm Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, Trường Đại học Y khoa Vinh và Trường Đại học Kinh tế Nghệ An; tổ chức đưa gần 400 sinh viên Lào và Thái Lan với hàng trăm lần giao lưu hữu nghị tại các gia đình quân tình nguyện Việt - Lào, Hội Hữu nghị Việt - Lào, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, 2 khối dân cư Đông Lâm và Trung Đông phường Hưng Dũng (TP. Vinh). Đồng thời Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An còn tổ chức các hoạt động đưa học sinh quốc tế đi thăm các di tích lịch sử như: Khu Di tích Kim Liên, Nghĩa trang Việt - Lào, Ngã ba Đồng Lộc, Đền thờ Vua Quang Trung, Khu di tích Truông Bồn... qua đó nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống và tinh thần quốc tế cao đẹp.


Ông Đỗ Đăng Mười - Tổng Thư ký Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An cho biết: “Chương trình Homestay - đưa sinh viên quốc tế về giao lưu tại các gia đình Việt là một việc làm tình nghĩa, tác động tích cực tới hoạt động đào tạo trong các nhà trường. Cụ thể hóa chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đang tiếp tục nhân rộng mô hình này để mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia, làm cho chương trình ngày càng lan tỏa mạnh mẽ xuống cơ sở”.

Thanh Lê

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.