Giáo viên tiểu học có bị loại ra khỏi ngành nếu không đạt chuẩn cao đẳng?

"Không phải Luật có hiệu lực là những người không có đủ tiêu chuẩn trình độ thì loại ra khỏi ngành" - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học nhấn mạnh.

Ngày 30/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục nhằm lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký có đề xuất nâng chuẩn giáo viên tiểu học từ trung cấp lên cao đẳng.

Cụ thể, Dự thảo sửa đổi bổ sung điểm a khoản 1 Điều 77 như sau: "Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên tiểu học".

Đồng tình với đề xuất này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Thế Bình - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết, hiện nay, trình độ giáo viên tiểu học đã vượt xa nhiều so với quy định của Luật Giáo dục trước đây nên việc nâng chuẩn là hợp lý.

"Không phải Luật có hiệu lực là những người không có đủ tiêu chuẩn trình độ thì loại ra khỏi ngành" - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo)- Nguyễn Đức Hữu nhấn mạnh. Ảnh: Xuân Trung
"Không phải Luật có hiệu lực là những người không có đủ tiêu chuẩn trình độ thì loại ra khỏi ngành" - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo)- Nguyễn Đức  Hữu nhấn mạnh. Ảnh: Xuân Trung

Ông Bình thông tin, tại Hà Giang – địa phương vừa miền núi, nhiều dân tộc ít người, vừa là tỉnh biên giới nhưng trình độ giáo viên tiểu học đạt trên chuẩn là hơn 70%. 

Tuy nhiên, ông Bình cũng đề xuất, nếu Luật giáo dục sửa đổi có nâng chuẩn đối với giáo viên tiểu học thì cần có lộ trình thực hiện cụ thể với những địa bàn, khu vực khó khăn chưa đáp ứng được ngay các chuẩn đặt ra để giúp các địa phương này thực hiện theo chuẩn mới.

Ngoài ra, vị này cũng góp ý rằng, Bộ giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu để đưa ra khái niệm về “cán bộ quản lý giáo dục” trở thành một chương hay một điều nào đó trong Luật bởi thực tế hiện nay cho thấy khi giáo viên nhận công tác tại phòng hay sở giáo dục và đào tạo thì đương nhiên mất hết phụ cấp hay tình trạng đưa cán bộ ngành khác sang làm quản lý ngành giáo dục thì có nên hay không?

Liên quan tới vấn đề này, bà Chu Thị Yến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lãng Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang cho rằng, việc đi học để nâng chuẩn đối với các giáo viên trẻ thì có thể khả thi tuy nhiên đối với những giáo viên lớn tuổi, sắp về hưu thì việc nâng chuẩn sẽ khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn. Do đó Bộ cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên này.

Trao đổi về những băn khoăn này của các đại biểu, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:

Việc nâng chuẩn trình độ là phù hợp với xu hướng thế giới, hiện nhiều quốc gia đã yêu cầu giáo viên tiểu học có trình độ thạc sĩ. 

Tại Việt Nam, tính tháng 9/2017, 33/63 tỉnh thành phố có tỉ lệ 90% giáo viên tiểu học trên chuẩn, chỉ có 3 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang và Lào Cai có tỉ lệ dưới 70% trong đó thấp nhất là Tuyên Quang, 63,86%.

Từ con số này, ông Hữu cho rằng, đây là lý do để ban soạn thảo đề xuất đưa việc nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học vào dự thảo lần này.

Về lộ trình thực hiện nâng chuẩn giáo viên tiểu học, ông Hữu thông tin:

“Dự kiến, những người có trình độ trung cấp còn công tác từ 1-5 năm thì địa phương bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu đổi mới, không yêu cầu đi đào tạo lại để có bằng cao đẳng. 

Còn những người còn công tác trên 5 năm thì nâng chuẩn với các hình thức đào tạo linh hoạt và phù hợp".

"Không phải Luật có hiệu lực là những người không có đủ tiêu chuẩn thì loại ra khỏi ngành" - ông Hữu nhấn mạnh.

Theo Giaoduc.net

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.