Giật mình những dụng cụ nhà bếp chứa chất độc chết người

Chúng ta thường chú trọng vào việc lựa chọn thực phẩm sạch nhưng không biết rằng  dụng cụ nấu ăn cũng có thể sinh ra những độc tố gây nguy hại đến sức khỏe của con người.
Dụng cụ nhà bếp
Giật mình những dụng cụ nhà bếp chứa chất độc chết người.
Nhôm

Việc sử dụng các dụng cụ nấu bếp bằng nhôm có liên quan đến bệnh Alzheimer và các bệnh thoái hóa thần kinh khác. Những dụng cụ bằng nhôm không được tráng lớp chống oxy hóa bên ngoài dễ dàng giải phóng kim loại vào một số thực phẩm nhất định - bao gồm cả thực phẩm giàu axit và thực phẩm giàu kiềm.

Mặc dù đồ nấu bếp bằng nhôm thường được xem là tương đối an toàn và khó thẩm thấu kim loại, người tiêu dùng vẫn nên tránh sử dụng đồ nhôm không được tráng men.

Axit Perfluorooctanoic

Axit Perfluorooctanoic được tìm thấy trong một số chảo chống dính có liên quan đến vô sinh, học kém và tăng cân. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã phân loại axit này có thể gây ung thư cho người. Vì vậy thay vì nấu nướng với chảo chống dính, hãy nấu với các loại chảo truyền thống hoặc lựa chọn các loại chảo gang, thủy tinh hoặc thép không gỉ.

Bisphenol A

Bisphenol A được tìm thấy trong một số chai nước, các hộp chứa nhựa… Bisphenol A gây ra ung thư, giảm trí não, bệnh tim mạch và thậm chí vô sinh. Vì vậy tránh sử dụng đồ nhựa chứa các thực phẩm có tính axit và thức ăn mặn.

Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kính thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp được đánh nhãn “Không có BPA”.

Polyethylene terephthalate

Polyethylene terephthalate được tìm thấy trong các hộp chứa thực phẩm. Hóa chất này có thể thấm vào cơ thể bạn thông qua các loại thực phẩm bạn ăn có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, một căn bệnh liên quan đến mức độ viêm tăng lên.

Chất chống cháy bằng bromin

Các chất chống cháy bằng chất bromin được tìm thấy trong dao kéo bằng nhựa và dụng cụ nấu ăn. Theo một nghiên cứu, điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai vì trẻ sinh ra có nguy cơ thiếu cân.

Hóa chất Polyfluorin

Loại hóa chất này được tìm thấy trong các loại thực phẩm đóng gói trong thức ăn nhanh, túi và hộp. Các chuỗi thức ăn nhanh vẫn sử dụng bao bì thực phẩm và túi được phủ các hóa chất có chứa chất florua rất cao. Hóa chất này có liên quan đến ung thư, các vấn đề phát triển, sinh sản và miễn dịch thấp hơn.

Teflon

Telfon, lớp chống dính, thường được dùng trong sản xuất chảo rán, vỉ nướng và nhiều dụng cụ làm bếp khác. Teflon chứa lượng lớn chất hóa học độc hại, trong đó bao gồm một số tác nhân gây ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Teflon đã được chứng minh là giải phóng ít nhất 6 khí độc khi đun nóng, trong số đó có một số chất gây ung thư. Thay vào đó người nội trợ có thể dùng nồi chảo gang, vừa đảm bảo khả năng chống dính lại không tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Phthalate

Phthalate được tìm thấy trong chai nước nhựa và ống hút nhựa rẻ tiền, nó còn là một nhóm các hóa chất được sử dụng trong bao bì thực phẩm và nguyên liệu chế biến. Các hóa chất này được biết là gây rối loạn hormone ở người, gây dị tật ở bé trai, gây vấn đề về hành vi và béo phì ở trẻ lớn và người trưởng thành. Chất này còn có liên quan tới béo phì ở trẻ, hen suyễn, các bệnh thần kinh, vấn đề về tim mạch và thậm chí là ung thư.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.