Gieo niềm tin, gặt hạnh phúc

(Baonghean) - Số phận kém may mắn khiến cuộc đời của chị Vương Thị Thân chỉ toàn màu u ám, xám xịt với những khó khăn, cực nhọc, nhưng bởi vì dám chấp nhận hoàn cảnh mà chị đã vượt qua biết bao khó khăn để gieo mầm hạnh phúc cho tương lai.

Tôi gọi chị Thân là người đàn bà “thép” bởi ở hoàn cảnh khó khăn đến mấy thì chị vẫn luôn là cây cột trụ chống đỡ trong gia đình. Chị không chỉ cố gắng lo toan, gánh vác mọi việc trong nhà, mà chị còn là người khơi lên niềm hy vọng cho mọi người cùng cố gắng, dẫu rằng đó chỉ là những hy vọng mong manh.

Chuyện tình “lệch” 

Một ngày cuối tháng 6, những cơn gió phơn khô ráp mang theo vị mặn mòi của biển cứ liên tục phả vào mặt người đi đường. Vòng vèo qua những cánh đồng xanh mướt đang kỳ đẻ nhánh, người bạn dẫn tôi về nhà bà Phạm Thị Bài ở xóm 11, xã Diễn Liên (Diễn Châu) để nghe kể về những con người dám chấp nhận hoàn cảnh vượt qua khó khăn.

Chị Vương Thị Thân cùng mẹ chồng và hai người chị bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Ảnh: Như Sương
Chị Vương Thị Thân cùng mẹ chồng và hai người chị bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Ảnh: Như Sương

Trong ngôi nhà nhỏ cũ kỹ chất đầy những bì đựng lúa chưa kịp bán, cô con dâu duy nhất của bà Bài là chị Vương Thị Thân (SN 1980) cất vội chiếc cuốc bên góc sân rồi mời khách vào chơi nhà. Dáng người nhỏ thó nhưng trông khoẻ mạnh và nhanh nhẹn; làn da rám đen cùng khuôn mặt gầy nhô lên bộ gò má cao càng lột tả được sự khổ nhọc, vất vả mà cuộc đời chị đang phải chịu đựng.

Chị Thân sinh ra trong một gia đình nghèo bên dốc Truông Vên thuộc địa bàn xã Diễn Lâm (Diễn Châu), nhà đông anh chị em, lại chỉ độc nghề nông nên sớm phải lam lũ việc đồng áng. Cũng vì thế mà chị có được cái nết na, thuỳ mị và sự chịu khó của một người con gái vùng đất lúa. Lớn lên, trở thành thiếu nữ, chị cũng có vài người trong làng để ý, thương thầm nhớ trộm. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị buộc phải tạm gác lại chuyện tìm kiếm hạnh phúc riêng để phụ cha mẹ kiếm tiền nuôi em. 

Ở nông thôn, ngoài việc tranh thủ làm thuê ngày mùa được dăm mười ngày thì gần như chẳng có công việc gì lâu dài. Vì vậy mà chị thường tranh thủ sang các xã lân cận làm thuê. Những nơi xa nhà quá, chị ở lại luôn với nhà chủ làm đến lúc xong mùa. Cái duyên đưa đẩy, chị Thân tình cờ gặp được người con trai là Hồ Xuân Thọ (SN 1975) ở vùng đất Diễn Liên xa xôi. 

“Khi gặp được anh cũng là lần đầu tiên đặt chân đến mảnh đất Diễn Liên. Mặc dù là ở cùng huyện nhưng từ nhà tôi sang nhà anh cũng gần chục cây số nên ngày đi làm thuê, tôi phải ở lại nhà chủ làm cho xong mùa. Ngày đó, tôi cũng nghe kể rằng anh bị bệnh về não nên không được minh mẫn, khôn khéo như những người khác nhưng cho đến khi gặp mặt, những điều tôi tưởng tượng trong đầu còn thua xa thực tế. Anh lúc tỉnh táo, lúc mê, nói chuyện có lúc rất khôn khéo nhưng có lúc lại như đứa trẻ khù khờ... Song, có lẽ bởi cái duyên nợ từ kiếp trước mà chỉ một lần gặp gỡ tình cờ ấy, tôi thấy thương anh và muốn được giúp đỡ” - chị Thân kể lại.

Một lần, hai lần rồi ba, bốn, năm lần,.... hai người gặp nhau rồi cùng chia sẻ, trò chuyện mà tình cảm cứ dần lớn lên. Mặc cho người thân của chị ra sức can ngăn, cấm đoán, người làng buông lời đàm tiếu, cái thứ tình yêu sét đánh ấy càng bùng cháy mãnh liệt hơn. Sau bao sóng gió, hai bên gia đình cuối cùng cũng chấp nhận cho chị và anh Thọ đến với nhau.

Gieo niềm tin để mong gặt hạnh phúc

Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý về những khó khăn mình phải chấp nhận nhưng ngày về làm dâu, chị Thân vẫn không hết bàng hoàng, lo lắng. Trong gia đình, ngoài anh Thọ có 2 người chị gái là Hồ Thị Hạ (SN 1966) và Hồ Thị Phương (SN 1971) cũng bị bệnh thiểu năng trí tuệ bẩm sinh, lúc nào cũng ngây ngô, khù khờ như đứa trẻ. Cha mẹ chồng nay cũng đã già yếu nên gánh nặng gia đình đều trông chờ vào mình chị. Hoàn cảnh éo le, một người làm, bốn năm người ăn khiến chị càng thêm vất vả. Nhưng rồi được bố mẹ, họ hàng bên nhà chồng quan tâm, động viên mà chị chấp nhận số phận để cố gắng làm việc.

Bà Phạm Thị Bài - mẹ chồng chị Thân dù năm nay đã hơn 80 tuổi vẫn làm việc nhà để chị yên tâm lo việc đồng áng. Ảnh: Như Sương
Bà Phạm Thị Bài - mẹ chồng chị Thân dù năm nay đã hơn 80 tuổi vẫn làm việc nhà để chị yên tâm lo việc đồng áng. Ảnh: Như Sương

“Cha mẹ chồng thương tôi lắm! Họ coi tôi như con ruột trong nhà. Ngày tôi đi làm thì cha mẹ lại ở nhà phụ việc trong nhà, lo cơm nước chu tất chỉ đợi tôi về. Nhiều hôm tôi đi làm quá bữa mới về nhưng họ vẫn đợi cơm. Thời gian tôi bầu bí sinh nở, bà lo lắng nhiều, sợ tôi ăn không đủ no... Vì thế mà vất vả mấy, phận làm dâu tôi cũng chấp nhận cả. Ngày ngày cố gắng làm việc chăm lo cho gia đình” - chị Thân tâm sự.

Khó khăn, vất vả nhưng được gia đình nhà chồng quan tâm, lại có được 3 đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn là Hồ Thị Thương (SN 2002), Hồ Thị Hương (SN 2009) và Hồ Văn Giáp (SN 2014), chị Thân càng có thêm động lực để cố gắng. Nhà chồng chỉ có vài sào ruộng nước, chỉ vừa đủ ăn nên chị mạnh dạn nhận khoán đất của người trong làng để làm thêm. Cũng vì thế mà mỗi vụ, trừ phần thóc để cả nhà ăn trong mùa và một phần cho chăn nuôi, chị còn có thêm khoản thu từ bán thóc. Các con ngày một lớn và cần các khoản chi tiêu. Quyết không để các con phải thua kém bạn bè, chị tranh thủ đi làm thuê mướn khắp làng trên xóm dưới để có tiền chăm lo cho 3 đứa.

Có lẽ bởi ông trời đang trêu đùa với số phận vốn đã không may mắn của chị nên một lần nữa, nỗi đau lại ập đến với người con gái mạnh mẽ ấy. Tháng 2/2017, căn bệnh thần kinh của anh Thọ chuyển biến xấu rồi chỉ mấy ngày sau đó, anh lặng lẽ rời bỏ ba mẹ con. Khó khăn vật chất bao năm nay chị vẫn có thể gánh vác được nhưng giờ đây, chỗ dựa tinh thần duy nhất không còn nữa khiến chị đau đớn vô cùng. Tình nghĩa vợ chồng sao quá ngắn ngủi, chỉ đong đếm trong lòng bàn tay.

Dù đã gần 50 tuổi nhưng haicô con gái vẫn như một đứa trẻ lên ba. Hàng ngày, bà Bài vẫn phải chăm sóc từng chút một. Ảnh: Như Sương
Dù đã gần 50 tuổi nhưng hai cô con gái vẫn như một đứa trẻ lên ba. Hàng ngày, bà Bài vẫn phải chăm sóc từng chút một. Ảnh: Như Sương

Giọt nước mắt tuôn trào cũng đến lúc phải kìm lại, thương con thơ dại, mẹ già yếu và 2 chị chồng ngây ngô mãi “không lớn được”, chị gói nỗi đau để tiếp tục cuộc sống. Tâm sự về những ngày tháng rộng dài trước mặt, chị Thân nói: “Bởi số phận mình kém may mắn nên không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn như người ta nhưng dù có ra sao đi nữa thì mình cũng vẫn phải sống tiếp. Bởi các con cần có mẹ, cần sự yêu thương che chở.

Vì lý do đó mà mình cần mạnh mẽ hơn. Dẫu cuộc sống khó khăn, vất vả và phải đèo bòng 6 con người nhưng “trời sinh voi ắt sẽ sinh cỏ”, không ai bị tiệt đường sống cả. Giờ đây, các con sẽ là nguồn động lực cho tôi cố gắng. Và chỉ cần các con chăm ngoan, học giỏi thì dẫu có phải hy sinh bản thân thì tôi cũng sẵn sàng” - chị Thân chia sẻ bằng tất cả sự lạc quan.

Như Sương

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.