Góp ý về tiêu chí mới với thạc sĩ, tiến sĩ

Tiêu chí sắp tới đối với tiến sĩ là phải có 2 bài báo được công bố ở những tạp chí quốc tế có uy tín. Thạc sĩ phải có bài báo khoa học bằng tiếng Việt.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS), Bộ GD-ĐT đang khẩn trương phối hợp cùng với Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xây dựng dự thảo văn bản mới thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS.

 Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH.) Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH.) Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước.

Dự thảo văn bản mới sẽ được xây dựng theo hướng tiếp cận với cách làm và chuẩn mực của các nước có nền giáo dục tiên tiến theo lộ trình thích hợp, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Ngoài ra, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước cũng đề xuất với Chính phủ và Bộ GD-ĐT về việc nâng cao tiêu chí khoa học với thạc sĩ, tiến sĩ (ThS, TS).

Giáo sư, tiến sĩ khoa học (GS.TSKH.) Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này

PV:Luật Giáo dục Đại học có đề cập rất rõ đến quyền tự chủ của các trường ĐH trong các vấn đề: Tuyển sinh, tài chính, nhân sự, nghiên cứu khoa học. Nhiều trường ĐH đã đề xuất là việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS nên do trường quyết định. Vậy Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước tiếp nhận đề xuất của các trường ĐH như thế nào, thưa GS?

GS.TSKH.Trần Văn Nhung: Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đang phối hợp với Bộ GD-ĐT soạn thảo văn bản thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam rất quan tâm và đã có ý kiến chỉ đạo Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng lộ trình nâng cao chất lượng khoa học và giáo dục theo chuẩn mực quốc tế, tăng cường tính tự chủ của các trường ĐH trong việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS.

Sau khi dự thảo xong về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS, Ban soạn thảo sẽ trưng cầu ý kiến của các GS, PGS, các nhà khoa học, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục đại học và những người quan tâm, có kinh nghiệm ở trong và ngoài nước. Ban soạn thảo sẽ tổ chức các hội thảo để thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp.

Dự kiến là cuối năm nay, Ban Soạn thảo sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ dự thảo văn bản mới thay thế Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS.

Chất lượng tiến sĩ kéo theo chất lượng GS , PGS. Ảnh minh họa
Chất lượng tiến sĩ kéo theo chất lượng GS , PGS. Ảnh minh họa

PV: Để dự thảo có thể nâng cao mạnh mẽ chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH, theo GS, Việt Nam cần chuẩn bị và thay đổi những điều kiện cần thiết nào?

GS.TSKH.Trần Văn Nhung: Việc xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ cao ở các trường ĐH là yếu tố rất quan trọng. Các GS, PGS là lực lượng “đầu tầu” đào tạo, hướng dẫn giảng viên, nghiên cứu sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH ở các trường ĐH.

Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước đã đề nghị với Chính phủ, Bộ GD-ĐT có lộ trình phân cấp việc đào tạo ThS, TS và xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS cho các cơ sở giáo dục đại học. Chúng ta cần tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc gia (30-40 năm trước) và quốc tế để tăng cường quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH nhưng kiểm soát rất chặt mặt bằng chất lượng khoa học quốc gia. Ví dụ như: mặc dù phân cấp rất mạnh nhưng CHLB Nga có BAK, CH Hungary có TMB…, là các cơ quan khoa học tối cao để kiểm soát chất lượng khoa học quốc gia đối với các bậc đào tạo cấp cao. Nguyên tắc không nhân nhượng ở bậc đào tạo cao nhất này là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Vì chất lượng khoa học của TS kéo theo chất lượng của đội ngũ GS, PGS.

Chúng ta phải bám rất sát định nghĩa, khái niệm và yêu cầu rất cao về mặt khoa học đối với TS, GS, PGS trên thế giới, từ cổ chí kim. Đó là yêu cầu sáng tạo, phát minh khoa học, cống hiến cho giáo dục, tầm văn hóa và chuẩn mực đạo đức rất cao.

Ở nhiều nước trên thế giới, một nghiên cứu sinh muốn trở thành TS thì phải có ít nhất 2 bài báo khoa học đạt tiêu chuẩn, có giá trị được công bố ở những tạp chí quốc tế có uy tín như ISI hoặc Scopus. Để các trường ĐH có được đội ngũ giảng viên chất lượng cao, Việt Nam cũng phải tiếp cận các yêu cầu, đòi hỏi đó. Vì vậy, trình độ đào tạo, nghiên cứu của TS phải được nâng cao thì các trường ĐH mới có được đội ngũ GS, PGS giỏi.

Lực lượng nhà giáo và nhà khoa học là một hệ thống hình chóp. Ở trên cùng là GS, PGS rồi đến TS, ThS, cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Toàn bộ hệ thống đó phải được nâng cấp và nâng cao chất lượng.

Tất nhiên, khi đòi hỏi và kỳ vọng ở chất lượng khoa học của ThS, TS, PGS, GS, chúng ta cũng không thể thoát ly khỏi điều kiện sống và làm việc của các nhà khoa học Việt Nam. Mặc dù Nhà nước và Bộ GD-ĐT đã có nhiều cố gắng tăng cường  quan tâm và đầu tư nhưng với chi phí đào tạo ThS và TS như hiện nay thì chưa thể đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải đạt ngay chuẩn mực khoa học của khu vực và thế giới.

Vì thế cần phải xây dựng một lộ trình khoa học hợp lý, không thể vội vã nhưng cũng phải khẩn trương. Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới không chờ đợi chúng ta.

PV: Xin cảm ơn GS!/.

Theo VOV

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.