Hạm đội tàu ngầm răn đe hạt nhân duy nhất của Anh

4 tàu ngầm lớp Vanguard mang tên lửa đạn đạo có sức mạnh tương đương 120 triệu tấn TNT là lực lượng răn đe hạt nhân duy nhất của Anh.

 Tàu ngầm lớp Vanguard trở về cảng sau chuyến tuần tra

Hải quân Anh đang duy trì hạm đội gồm 4 tàu ngầm chiến lược lớp Vanguard trang bị các tên lửa đạn đạo hạt nhân uy lực có khả năng xóa sổ những quốc gia lớn nhất thế giới. Đây là lực lượng răn đe hạt nhân duy nhất trong biên chế quân đội Anh trong suốt 50 năm qua, theo National Interest.

Vào đầu thập niên 1960, lực lượng răn đe hạt nhân Anh được xây dựng trên nền tảng bộ ba oanh tạc cơ chiến lược mang tên "V-Force", gồm Avro Vulcan, Handley Page Victor và Vickers Valiant. Chúng được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay GAM-87 Skybolt do Mỹ sản xuất, có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ Liên Xô nhờ tốc độ lên tới 15.300 km/h. Tuy nhiên, tên lửa Skybolt mắc quá nhiều lỗi kỹ thuật, khiến chính phủ Mỹ hủy dự án này vào năm 1962.

Việc Mỹ dừng chương trình Skybolt khiến Anh mất khả năng răn đe hạt nhân, buộc hai nước phải cùng tìm giải pháp khắc phục. Washington đề xuất giải pháp sử dụng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) UGM-27 Polaris để thay thế Skybolt. Để thực hiện giải pháp này, Anh phải chế tạo tàu ngầm chiến lược có khả năng mang tên lửa đạn đạo.

Bộ Quốc phòng Anh ước tính nước này cần ít nhất 5 tàu ngầm chiến lược mang tên lửa Polaris để duy trì khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy. London sau đó rút con số này xuống còn 4 tàu. Giải pháp đầu tiên là tàu ngầm lớp Resolution, được thiết kế dựa trên tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Lafeyette của hải quân Mỹ. Mỗi chiếc tàu ngầm có hai cụm ống phóng tên lửa với tổng cộng 16 quả đạn phía sau đài chỉ huy.

Các tàu ngầm đều được đóng ở Anh, nhưng sử dụng tên lửa, ống phóng và hệ thống kiểm soát hỏa lực của Mỹ. Mỗi chiếc được trang bị 16 tên lửa Polaris A-3 có tầm bắn 4.025 km, trang bị một đầu đạn hạt nhân do Anh sản xuất. Phiên bản nâng cấp Polaris A-3TK sau đó được lắp 6 đầu đạn độc lập Chevaline, mỗi đầu đạn với sức công phá tương đương 150.000 tấn thuốc nổ TNT hay 10 quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima.

HMS Resolution là chiếc đầu tiên của lớp Resolution, được biên chế năm 1967 và lần đầu phóng thử thành công tên lửa Polaris vào tháng 1/1968 ở ngoài khơi bang Florida, Mỹ. Ba tàu ngầm tiếp theo được biên chế trong giai đoạn 1968-1969.

ham-doi-tau-ngam-ran-de-hat-nhan-duy-nhat-cua-anh

Tàu ngầm HMS Vigilant trước khi ra khơi. Ảnh: SeaForce.

Đầu thập niên 1980, lớp Resolution trở nên lạc hậu và cần được thay thế. Anh quyết định tự đóng 4 chiếc lớp Vanguard mới, tiếp tục trang bị tên lửa hạt nhân Trident của Mỹ. Chiếc đầu tiên là HMS Vanguard đi vào biên chế năm 1993, tiếp đó là HMS Victorious năm 1995, HMS Vigilant năm 1996 và HMS Vengeance năm 1999. Tàu Vanguard lần đầu bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Trident II năm 1994, trước khi bắt đầu tuần tra chiến đấu sau đó một năm.

Với lượng giãn nước 15.000 tấn, lớp Vanguard có kích thước lớn gấp đôi lớp Resolution trước đó. Thiết kế tàu ngầm này có 16 ống phóng SLBM, nhưng Bộ Quốc phòng Anh quyết định chỉ trang bị cho mỗi tàu 8 quả Trident II D-5 với tầm bắn 7.400 km.

Mỗi tên lửa Trident II D-5 có thể mang tối đa 8 đầu đạn với tổng sức nổ tương đương 3,8 triệu tấn thuốc nổ TNT. Điều này cho phép một tàu ngầm lớp Vanguard mang số vũ khí mạnh tương đương 30 triệu tấn TNT, hay 2.000 quả bom ném xuống thành phố Hiroshima. Tổng cộng hạm đội 4 chiếc Vanguard được trang bị số đầu đạn mạnh tương đương 120 triệu tấn TNT, đủ sức xóa sổ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Vanguard được biên chế hai thủy thủ đoàn thay phiên nhau để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Trong chương trình Răn đe liên tục trên biển (CASD), Anh luôn có ít nhất một tàu lớp Vanguard tuần tra vào mọi thời điểm, một tàu kết thúc tuần tra để chuẩn bị nghỉ ngơi, một tàu khác sẵn sàng ra khơi thay thế, trong khi chiếc thứ 4 trong quá trình bảo dưỡng. Trong 48 năm qua, ngày nào cũng có một tàu ngầm Anh tuần tra trên biển.

Tàu ngầm lớp Vanguard bắn thử tên lửa đạn đạo Trident.

Tháng 9/2016, hải quân Anh bắt đầu đóng tàu ngầm Successor, chiếc đầu tiên của lớp Dreadnought thế hệ mới có lượng giãn nước 17.200 tấn. Mỗi tàu sẽ được trang bị 12 ống phóng, tái sử dụng tên lửa Trident D-5 từ lớp Vanguard.

Lớp Dreadnought dự kiến được biên chế trong thập niên 2030 và phục vụ cho tới thập niên 2060. Bộ Quốc phòng Anh dự tính tiêu tốn 39 tỷ USD để vận hành hạm đội này trong 35 năm, cùng khoảng 12 tỷ USD chi phí dự phòng.

Với việc duy trì hạm đội 4 tàu ngầm mang SLBM, Anh bảo đảm có ít nhất 64 đầu đạn hạt nhân luôn ở trên biển, sẵn sàng phát động tấn công chỉ trong vài phút. Đây là lượng vũ khí chiến lược đủ để răn đe, ngăn chặn bất kỳ đối thủ nào có ý định đánh phủ đầu London, chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định.

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.