Hàn Quốc thông qua dự thảo chọn ngày tưởng nhớ 'phụ nữ mua vui'

Ngày 24/11, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một dự thảo chọn ngày 14/8 hàng năm là ngày tưởng nhớ "phụ nữ mua vui" - những người bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sỹ Nhật trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ ​2.

Bức tượng 'phụ nữ mua vui' dựng bên ngoài Lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Busan, miền Nam Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bức tượng 'phụ nữ mua vui' dựng bên ngoài Lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Busan, miền Nam Hàn Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong phiên họp toàn thể, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua việc sửa đổi luật nhằm hỗ trợ tốt hơn những phụ nữ Hàn Quốc bị ép buộc phục vụ tình dục cho binh sỹ Nhật trong giai đoạn 1910-1945 cũng như ghi nhớ nỗi đau khổ của họ.

Điều luật sửa đổi quy định chính phủ phải lắng nghe ý kiến của các nạn nhân trước khi đưa ra những chính sách liên quan tới quyền của họ.

Ngày 14/8/1991 là ngày Kim Hak-sun, một "phụ nữ mua vui" lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng để lên tiếng về những đau khổ mà các nô lệ tình dục trên Bán đảo Triều Tiên phải chịu đựng trong giai đoạn chiến tranh.
Hồi cuối năm 2015, chính quyền của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã ký một thỏa thuận với Nhật Bản theo đó Tokyo và Seoul nhất trí giải quyết "triệt để và dứt điểm" vấn đề "phụ nữ mua vui" - nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa hai nước trong một thời gian dài.

Trong năm ngoái, Nhật Bản đã thông qua một quỹ hỗ trợ Hàn Quốc, chuyển 1 tỷ yên (khoảng 9 triệu USD) tới một quỹ hỗ trợ các nạn nhân là "phụ nữ mua vui" và gia đình họ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã bày tỏ "sự hối tiếc và xin lỗi" về những tổn thương mà các nạn nhân phải trải qua.

Tuy nhiên, dư luận Hàn Quốc chỉ trích thỏa thuận này chưa thể hiện tiếng nói của nạn nhân, không có lời xin lỗi chính thức cũng như cam kết chịu trách nhiệm pháp lý của phía Nhật Bản đối với vấn đề "phụ nữ mua vui."

Sau khi nhậm chức hồi tháng 5, chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã xem xét lại hiệp định song phương này theo đúng như cam kết của ông Moon Jae-in từ thời tranh cử.

Theo thống kê, hơn 200.000 phụ nữ, phần lớn là phụ nữ trên Bán đảo Triều Tiên, đã bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sĩ Nhật trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới 2.

Theo Vietnamnet

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.