Hiện tượng sóng triều hiếm gặp xuất hiện tại Nhật Bản

(Baonghean.vn) - Trận động đất mạnh kéo theo sóng thần ở miền Đông Nhật Bản hôm 21/11 vừa qua không gây tổn thất, thương vong đáng kể, nhưng lại khiến xuất hiện một hiện tượng thú vị hiếm gặp gọi là “sóng triều cửa sông”.

Hiện tượng sóng triều cửa sông xuất hiện sau trận động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản. Ảnh: CNN.
Hiện tượng sóng triều cửa sông xuất hiện sau trận động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản. Ảnh: CNN.

Các đoạn phim ghi lại hiện tượng sóng triều cửa sông xuất hiện khắp các trang tin tức và truyền thông xã hội hôm 22/11. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng những con sóng chuyển động chậm trên các sông ngòi, kênh rạch?

Theo Andy Newman, phó giáo sư và là nhà địa vật lý tại Viện Công nghệ Georgia, “sóng thần xuất hiện cũng khá giống thủy triều, có thể gồm những cấu trúc sóng triều cửa sông”.

Trước đây người ta thường xem sóng thần là sóng thủy triều, nhưng điều này không đúng bởi sóng thần không liên quan đến những con sóng thực, mà xuất hiện do động đất hay sự dịch chuyển của Trái Đất chẳng hạn như hiện tượng sạt lở đất.

Sóng triều cửa sông được tạo ra khi một đợt sóng biển ồ ạt như đổ vào phễu khi chảy vào các nhánh sông, kênh rạch hẹp, dài, tạo ra đợt sóng chuyển động chậm theo hướng ngược dòng.

Có một số nơi trên Trái Đất, do đặc điểm địa lý địa phương, thường xuất hiện những đợt sóng triều cửa sông lớn, chẳng hạn như Vịnh Fundy của Canada, Sông Severn ở Anh, sông Tiền Đường ở miền Đông Trung Quốc. Trong thời gian diễn ra những đợt sóng lớn nhất - chẳng hạn vào ngày trăng tròn - sóng triều cửa sông hấp dẫn nhiều đám đông tới thưởng ngoạn và thậm chí là cả những tay lướt sóng kỳ cựu đến trải nghiệm.

Dù sóng triều cửa sông do sóng thần gây ra không gây nhiều nguy hiểm như khi sóng thần thực sự đổ bộ, song hiện tượng này vẫn có thể gây tác động đáng kể đối với vùng nội thủy.

Newman cho hay: “Những cơn sóng triều cửa sông có thể di chuyển nhiều km vào sâu vùng nội thủ, và có thể cuốn theo những người bất cẩn ngược dòng, gây hư hỏng các cầu cảng trên dòng sông”.

Phú Bình

(Theo CNN)

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.