Xã hội

Hiệu quả từ mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

Gia Huy 14/08/2024 09:21

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tích cực phối hợp với ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật; nhân rộng các mô hình, điển hình phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”

Lên thăm bản Phá Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương) kỳ này, chúng tôi được nghe nhiều “sự mới” của phụ nữ đồng bào Mông nơi đây, nổi bật là hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ với pháp luật”.

Bản Phá Lõm có 126 hộ dân với 676 nhân khẩu, toàn bản có 118 lao động đi làm ăn xa (chủ yếu là nam giới). Do vậy, phụ nữ là nòng cốt trong mọi phong trào chung của bản, trong đó có phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

phu-nu-mong-o-xa-tam-hop-tuong-duong-tham-gia-nghe-can-bo-bien-phong-tuyen-truyen-phap-luat(1).jpg
Phụ nữ người Mông ở xã Tam Hợp (Tương Dương) lắng nghe cán bộ biên phòng tuyên truyền pháp luật. Ảnh: GH

Trước đây, phụ nữ bản Mông Phá Lõm chỉ biết ngày lên nương rẫy, tối quanh quẩn bếp núc, thì nay đã tích cực tham gia hoạt động xã hội. Đặc biệt là khi trong bản có dấu hiệu thâm nhập của “đạo lạ” (gồm 5 hộ 41 khẩu trong đó có 19 người lớn bao gồm cả phụ nữ) thì sự đời của CLB “Phụ nữ với pháp luật” có ý nghĩa rất thiết thực.

Theo đó, hằng tháng, cán bộ Đồn Biên phòng Tam Hợp và Ban Chủ nhiệm CLB thống nhất nội dung, chủ đề sinh hoạt rồi lựa chọn các vấn đề có tính thời sự để tuyên truyền cho phụ nữ, tập trung vào: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Phòng, chống ma túy, lừa đảo trên không gian mạng, truyền đạo trái phép…

88db6cd679fbdda584ea(1).jpg
Một góc bản Phá Lõm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương. Ảnh: GH

Chị Vừ Y Pia - Chủ nhiệm CLB "Phụ nữ với pháp luật" ở bản Phá Lõm cho biết: CLB hiện có 25 thành viên, cùng với sinh hoạt trực tiếp, CLB còn thành lập nhóm Zalo để chị em đi làm ăn xa, hoặc không tham gia sinh hoạt nắm bắt được các nội dung mà CLB triển khai.

“Việc thành lập CLB “Phụ nữ với pháp luật tại bản Phá Lõm trở thành "cánh tay nối dài" trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với từng gia đình và bản làng. Qua đó, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm quy chế biên giới, không xâm canh, xâm cư; không tiếp tay cho các loại tội phạm, không theo “đạo lạ”. Luôn giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào Mông…”, ông Già Bá Trừ - Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp cho hay.

trung-ta-nguyen-thi-tran-thanh-tham-gia-chuong-trinh-tang-mo-hinh-sinh-ke-22-dong-hanh-cung-phu-nu-bien-cuong-22-o-ban-pha-lom-xa-tam-hop(1).jpg
Các cấp Hội phụ nữ trao mô hình sinh kế " Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" cho thành viên CLB "Phụ nữ với pháp luật" bản Phá Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương). Ảnh: KL

Tại xã Thanh Thủy (Thanh Chương), mô hình CLB Phụ nữ với Pháp luật do Hội LHPN huyện Thanh Chương và Đồn Biên phòng Thanh Thủy phối hợp triển khai cũng có nhiều dấu ấn tích cực.

“Từ mô hình điểm ở thôn Thủy Sơn vào năm 2022 với 332 hội viên, đến nay, địa phương đã nhân rộng thêm 5 câu lạc bộ "Phụ nữ với pháp luật” hoạt động nền nếp, hiệu quả. Bên cạnh đó, gây dựng nhiều mô hình khác như CLB “Phòng, chống bạo lực gia đình”, “Cảm hóa người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng”… góp phần giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

ura-mat-clb-22phu-nu-voi-phap-luat-22-o-thon-thuy-son-xa-thanh-thuy.-anh-ngoc-tu(1).jpg
Ra mắt CLB "Phụ nữ với pháp luật" ở thôn Thủy Sơn, xã Thanh Thủy (Thanh Chương). Ảnh tư liệu CSCC

Đồng thời là nơi để các thành viên giao lưu, học hỏi, nâng cao kiến thức pháp luật, phát huy vai trò của người phụ nữ trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc”, bà Hoàng Thị Hiền - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Thủy cho biết.

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Bên cạnh mô hình CLB "Phụ nữ với pháp luật", một số địa phương đã thành lập CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới” hoạt động hiệu quả.

mot-goc-xa-bien-gioi-thong-thu-huyen-que-phong(1).jpg
Một góc xã biên giới Thông Thụ, huyện Quế Phong. Ảnh: Nguyễn Đạo

Điển hình là xã Thông Thụ (Quế Phong) - địa bàn có 33,737km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào với 8 thôn, bản, gần 1.000 hội viên phụ nữ. Năm 2017, Hội LHPN huyện Quế Phong đã chỉ đạo cho ra mắt CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới” tại bản Mường Piệt, xã Thông Thụ. Sau một thời gian hoạt động, từ 30 hội viên đến nay, CLB đã thu hút 65 hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt.

phu-nu-xa-thong-thu-cung-bdbp-thuc-hien-cong-tac-tuan-tra.anh-nguyen-dao2(1).jpg
Phụ nữ xã Thông Thụ (Quế Phong) tham gia tuần tra biên giới với lực lượng biên phòng. Ảnh: Nguyễn Đạo

Chị Vi Thị Tâm - Chủ tịch Hội LHPN xã Thông Thụ cho biết: “Trước đây, khi chưa thành lập CLB, phụ nữ bản giáp biên Mường Piệt khi vào rừng hái măng, chăn nuôi trâu, bò, có lúc đã vi phạm quy chế biên giới. Sau khi tham gia CLB, nhận thức pháp luật của chị em đã được nâng lên.

Nhiều hội viên đã trở thành tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền cho người thân và cộng đồng không vi phạm quy chế biên giới, di dịch cư tự do. CLB cũng thường xuyên phối hợp với Đồn Biên phòng Thông Thụ tham gia tuần tra đường biên, cột mốc, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới”.

Nhận thấy mô hình trên có sức lan tỏa, Hội LHPN huyện Quế Phong tiếp tục chỉ đạo nhân rộng tại bản Lam Hợp, xã Tri Lễ và bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch, đã thu hút 212 thành viên tham gia.

2(1).jpg
Phụ nữ xã Thông Thụ (Quế Phong) thực hiện nghi lễ chào cột mốc cùng lực lượng biên phòng và dân quân tự vệ địa phương. Ảnh: Nguyễn Đạo

Tương tự, Câu lạc bộ “Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia” ở bản Huồi Viêng, xã Đọoc Mạy (huyện Kỳ Sơn) ra mắt vào năm 2017, đến nay vẫn duy trì sinh hoạt định kỳ 3 tháng 1 lần.

Nội dung sinh hoạt tập trung tuyên truyền, vận động chị em, bà con nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật liên quan đến biên giới quốc gia, quy chế biên giới; phòng chống xuất, nhập cảnh trái phép; tệ nạn ma túy, buôn bán phụ nữ...

nu-tham-gia-bao-ve-chu-quyen-an-ninh-bien-gioi-22-ban-huoi-vieng-deu-kip-thoi-bao-cho-luc-luong-chuc-nang-de-xu-ly.anh-cscc(1).jpg
Mỗi khi đi nương, đi rẫy phát hiện điều gì bất thường thành viên CLB "Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới" bản Huồi Viêng, xã Đọoc Mạy (Kỳ Sơn) đều kịp thời báo cho lực lượng chức năng để xử lý. Ảnh: CSCC

Câu lạc bộ còn phối hợp với Đồn Biên phòng Na Loi tổ chức tuyên truyền, xóa nhổ cây lá ngón, nâng cao nhận thức, bài trừ vấn nạn dùng độc lá ngón để tự tử của một bộ phận người dân miền núi.

Mỗi khi đi nương, đi rẫy phát hiện điều gì bất thường hội viên CLB "Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới" bản Huồi Viêng đều kịp thời báo cho chính quyền và lực lượng chức năng để xử lý.

uploaded-hoaithubna-2019_09_02-_bna_dooc-may-vung-vang-mot-giai-bien-cuong-hinh-anh-2(1).jpg
Một góc bản Huồi Viêng, xã biên giới Đoọc Mạy, Kỳ Sơn. Ảnh:HT

“Biên giới bình yên thì bản, làng mới bình yên, trách nhiệm bảo vệ biên giới là của toàn dân, bởi vậy, phụ nữ cũng không thể đứng ngoài cuộc”, chị Vừ Y Ca - Chủ nhiệm CLB khẳng định.

Tại xã Môn Sơn (huyện Con Cuông), 3 CLB “Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia” tại bản Bắc Sơn, bản Nam Sơn và làng Yên với 105 hội viên cũng được duy trì hoạt động hiệu quả.

mot-buoi-sinh-hoat-clb-phu-nu-bao-ve-bien-gioi-o-mon-son.-anh-gh(1).png
Một buổi sinh hoạt CLB "Phụ nữ bảo vệ biên giới" ở Môn Sơn ( Con Cuông). Ảnh tư liệu: Gia Huy

Chị Vi Thị Thùy Dương - Chủ tịch Hội LHPN xã Môn Sơn cho hay: "Tham gia CLB, thành viên không chỉ thường xuyên cập nhật về kiến thức pháp luật, mà còn có điều kiện hỗ trợ nhau trong cuộc sống thông qua hoạt động gây quỹ. Nguồn quỹ của CLB sẽ được trích để mua giống cây trồng, vật nuôi hỗ trợ những thành viên khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

8f7e97f408f6aca8f5e7(1).jpg
Sinh hoạt CLB "Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia" bản Bắc Sơn, xã Môn Sơn ( Con Cuông). Ảnh: CSCC

Tại buổi sinh hoạt vào ngày 10/7/2024 vừa qua, CLB "Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia" bản Bắc Sơn đã quyên góp 140 kg gạo vào “hũ gạo tiết kiệm” giúp đỡ 6 hội viên phụ nữ nghèo".

Đa dạng hóa các mô hình

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 500 mô hình CLB với các tên gọi: “Phụ nữ với pháp luật”, “Bình đẳng giới”, “Gia đình không có người thân vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội”, “Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, "“Gia đình hạnh phúc bền vững”; CLB “Bình yên”...

Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thành lập 2 “đội phản ứng nhanh” hỗ trợ các trường hợp bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán người; 2 nhóm “Hỗ trợ phụ nữ di cư lao động an toàn” tại xã Sơn Thành và xã Bảo Thành (Yên Thành).

uploaded-maihoabna-2022_04_24-_bna__mai_hoa_17189269_2442022.jpg
Ra mắt mô hình "Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em" tại xã Nam Lĩnh (Nam Đàn). Ảnh tư liệu CTV

Đồng thời, xây dựng các mô hình “Hỗ trợ cộng đồng phòng, chống mua bán người”; “Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng” tại các xã Lượng Minh, Xá Lượng, Yên Hòa, Tam Quang (huyện Tương Dương); xã Hạnh Dịch, Mường Nọc (huyện Quế Phong); xã Châu Thắng (huyện Quỳ Châu); xã Phú Sơn (huyện Tân Kỳ); xã Hữu Kiệm(huyện Kỳ Sơn); mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” ở xã Nghi Thạch (huyện Nghi Lộc); CLB “Người đàn ông trách nhiệm” với thành viên tham gia là người gây bạo lực và CLB "Sức sống mới” với thành viên là các nạn nhân bị bạo lực tại các xã Quỳnh Lương, Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu)…

Hằng năm, Hội LHPN tỉnh đều tổ chức ký kết chương trình phối hợp với các trại giam, tạm giam để phối hợp cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; chỉ đạo huyện hội 21 huyện, thành, thị phối hợp công an địa phương theo dõi và giúp đỡ những nữ phạm nhân được mãn hạn tù trở về địa phương.

Cùng với đó, các cấp hội tích cực phối hợp với lực lượng chức năng trong việc cung cấp thông tin tố giác để kịp thời ngăn chặn các hoạt động rủ rê, dụ dỗ mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các loại tội phạm khác… Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc; hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới.

uploaded-minhquanbna-2023_11_05-_bna-thao-luan-5275(1).jpg
Chuyên gia nước ngoài tham gia tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống bạo lực giới cho phụ nữ khuyết tật ở Nghệ An. Ảnh tư liệu

Thông qua hoạt động của các mô hình điểm nhấn, nhiều hội viên phụ nữ khó khăn, yếu thế được hỗ trợ ổn định cuộc sống; bên cạnh đó, các mô hình này cũng góp phần động viên, khuyến khích các cấp hội phụ nữ sát cánh cùng lực lượng chức năng giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Tại Hội nghị biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2019 – 2024 do Bộ Công an và Hội LHPN Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 02/8/2024 ở Thủ đô Hà Nội, tỉnh Nghệ An có 1 tập thể (Hội LHPN huyện Quỳnh Lưu), 1 cá nhân (đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An) được tôn vinh.

Mới nhất
x
x
Hiệu quả từ mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO