Hillary Clinton: 'Bông hồng thép' trên chính trường Mỹ

(Baonghean) - Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ Mỹ đã lựa chọn cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton làm ứng cử viên Tổng thống. Chiến thắng trong cuộc tranh cử lần này không chỉ khiến bà Clinton đi vào lịch sử nước Mỹ với tư cách người phụ nữ đầu tiên đại diện cho một chính đảng trở thành ứng cử viên tổng thống, mà còn giúp nước Mỹ tiếp tục theo đuổi những kế hoạch của Tổng thống Obama nhằm xây dựng hình ảnh nước Mỹ ngày càng gần gũi, thân thiện hơn.

Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại lễ bế mạc đại hội. Ảnh: AFP.
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại lễ bế mạc đại hội toàn quốc đảng này. Ảnh: AFP.

Bà Hillary, tên khai sinh là Hillary Diane Rodham, sinh năm 1947 trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại thành phố Chicago (bang Illinois, Mỹ). Cha của bà, Hugh Ellsworth Rodham, công dân Mỹ có gốc gác xứ Wales (Liên hiệp Vương quốc Anh), từng làm chủ cơ sở sản xuất, thiết kế và kinh doanh ra trải giường. Trong khi đó, mẹ Hillary, bà Dorothy Emma Howell mang cả dòng máu Anh, Scotland, xứ Wales lẫn Canada.

Thuở nhỏ, Hillary theo học tại Trường trung học Maine South, là lớp trưởng, thành viên hội đồng học sinh, đội hùng biện và cũng là thành viên Hiệp hội Danh dự Quốc gia. Với tính cách sôi nổi, ham tìm tòi, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hillary đã được trao giải Nhất khoa học xã hội của trường.

Hillary Rodham làm quen với chính trường vào năm 1964, khi 16 tuổi, tham gia ủng hộ cuộc vận động tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Barry Goldwater. Cha mẹ bà khuyến khích con gái theo đuổi nghề nghiệp mà bà muốn chọn. Quan điểm chính trị ban đầu của Hillary được định hình bởi giáo viên lịch sử tại trường trung học và mục sư của bà; Hillary cũng có cơ hội gặp lãnh tụ Phong trào Dân quyền, mục sư Martin Luther King tại Chicago năm 1962.

Dù rằng rất ngưỡng mộ Mục sư Martin Luther King - một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phong trào bất bạo động, nhà kiến tạo hoà bình, nhưng vốn xuất thân từ gia đình bảo thủ truyền thống, Hillary Diane Rodham hồi đó vẫn là một thành viên của Đảng Cộng hòa. Nhưng sau vụ ám sát Martin Luther King năm 1968, quan điểm chính trị của Hillary ngày càng thiên về khuynh hướng tự do và bà quyết định gia nhập Đảng Dân chủ vào cùng năm đó.

Trước khi tham gia vào chính trường Mỹ, Hillary Clinton được biết đến với tư cách luật sư làm việc cho Quỹ bảo vệ trẻ em tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts với những việc làm thiện nguyện, gồm nghiên cứu những vấn đề của người nhập cư như nhà ở, vệ sinh, sức khoẻ và giáo dục; công trình nghiên cứu các trường hợp lạm dụng trẻ em ở Bệnh viện New Haven; cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho dân nghèo...

Hillary Rodham và Bill Clinton gặp nhau tại Đại học Yale khi cả 2 là sinh viên ở đây. Năm 1975, 2 người kết hôn và chuyển về bang Arkansas sinh sống. Năm 1993, khi Bill Clinton tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 42 của Mỹ, bà trở thành đệ nhất phu nhân.

Suốt quãng thời gian này, bên cạnh theo đuổi đam mê làm việc tại công ty luật, Hillary Clinton luôn là hậu phương vững chắc cho chồng dù rằng đây được xem là quãng thời gian vô cùng khó khăn. Ngay cả khi chồng bà bị “cảm nắng” bởi sự trẻ trung của thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky, Hillary vẫn chọn cách tha thứ. Với cách vượt qua khó khăn ấy bằng sự bao dung ấy, Hillary Clinton ngày càng được người dân Mỹ hết lòng ủng hộ và yêu mến.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton cùng xuất hiện trong buổi vận động tranh cử tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina ngày 5/7. Ảnh: Washington Post.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và bà Hillary Clinton cùng xuất hiện trong buổi vận động tranh cử tại thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina ngày 5/7. Ảnh: Washington Post.

Sau 8 năm đứng bên chồng trong vai trò đệ nhất phu nhân, bà bắt đầu thoát khỏi cái bóng quá lớn của Bill bằng việc chiến thắng áp đảo trong cuộc đua chiến ghế Thượng nghị sỹ New York (55%/43% số phiếu bầu so với đối thủ Rick Lazio của Đảng Cộng hòa).

Năm 2006, bà tái đắc cử sau khi đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa John Spencer trong cuộc đua được xem là tốn kém nhất (36 triệu USD). 2 năm sau, Hillary Clinton bắt đầu tham gia chiến dịch tranh cử ứng cử viên tổng thống lần thứ nhất. Mặc dù liên tiếp dẫn trước đối thủ trong những ngày đầu tiên, tuy nhiên đến những vòng đấu cuối cùng bà chịu thất bại trước ứng cử viên da màu Barack Obama. Sau đó bà nhờ có sự ủng hộ chính bản thân bà và đông đảo cử tri, Barack Obama giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống và giữ vị trí ông chủ Nhà Trắng cho đến ngày hôm nay.

Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton. (Ảnh: AP)
Ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Bill Clinton. (Ảnh: AP)

Dưới sự lãnh đạo của Barack Obama, Hillary Clinton được giao trọng trách Ngoại trưởng Mỹ. Với tính cách mạnh mẽ nhưng cũng giàu lòng trắc ẩn, bà Hillary Clinton đã đạt được những thành công lớn trên cương vị Ngoại trưởng khi phục hồi sức mạnh và sự tín nhiệm đối với sứ mệnh toàn cầu của Mỹ thông qua những hoạt động ngoại giao con thoi. Năm 2013, Hillary từ chức Ngoại trưởng Mỹ để dành tâm huyết khởi động chiến dịch tranh cử giành tấm vé đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.

Trở lại với cuộc đua trong Đảng Dân chủ, ngày 12/4/2015, Hillary Clinton chính thức tuyên bố tranh cử tổng thống trong cuộc tuyển cử năm 2016. Chiến dịch tranh cử đã được chuẩn bị kỹ càng từ mạng lưới quyên góp tài chính rộng lớn, những nhà điều phối nhiều kinh nghiệm, các ủy ban hành động chính trị như Ready for Hillary và Priorities USA Action. Bên cạnh đó là những chủ đề được đông đảo cử tri quan tâm như nâng cao lợi tức của giới trung lưu, phổ cập nhà trẻ và trường mẫu giáo, tạo điều kiện vào đại học ủng hộ chương trình Obamacare (Luật Bảo vệ bệnh nhân và Chăm sóc y tế giá phải chăng)...

Với những chính sách thiết thực ủng hộ tầng lớp thấp kém hơn trong xã hội Mỹ, Hillary Clinton đã giành chiến thắng với 2.740 phiếu bầu trong khi đối thủ của bà, ông Bernie Sanders chỉ được 1.824 phiếu. Và trong kỳ Đại hội Đảng Dân chủ vừa kết thúc ngày 29/7, Hillary Clinton đã chính thức nhận đề cử trong cuộc đua trở thành chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc bầu cử vào ngày 8/11 tới với ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump.

Song hành cùng cuộc đua đến Nhà Trắng với bà Hillary là nhà tài phiệt Donald Trump.
Song hành cùng cuộc đua đến Nhà Trắng với bà Hillary là nhà tài phiệt Donald Trump.

Mặc dù con đường đến với Nhà Trắng vẫn còn nhiều chông gai và chỉ có thể được quyết định sau khi những lá phiếu được kiểm, tuy nhiên cho đến lúc này có thể nhận định cơ hội của Hillary Clinton là rất lớn. Từng giữ những cương vị quan trọng như Thượng nghị sỹ bang New York, nguyên Đệ nhất Phu nhân Mỹ (1993-2001) và cựu Ngoại trưởng Mỹ (2009-2013) dưới chính quyền Tổng thống Obama cho thấy bề dày kinh nghiệm chính trường của bà.

Bà Hillary cũng đang có được lợi thế của đảng Dân chủ khi tình hình kinh tế Mỹ khả quan hơn và tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Obama đạt 51% - mức cao nhất trong vòng hơn 3 năm qua và bà lại được chính đương kim Tổng thống ủng hộ. Bên cạnh đó là những chính sách hướng đến tầng lớp trung lưu, người nghèo, người nhập cư, quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo..., những người chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số Mỹ.

Và quan trọng hơn, nếu bà chiến thắng thì những kế hoạch, thành tựu mà đương kim Tổng thống đã làm được tiếp tục phát triển. Tất cả những lý do là lợi thế lớn của “bông hồng thép” so với ứng cử viên Donald Trump - người vốn bị xem là một nhân vật bảo thủ khét tiếng và chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trên chính trường. Rất có thể lịch sử nước Mỹ sẽ ghi danh nữ Tổng thống đầu tiên mang tên Hillary Clinton./.

Cảnh Nam

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.