Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

(Baonghean.vn) – Sáng 5/8, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo: "Thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: 10 năm nhìn lại”.

Về dự hội thảo có đồng chí Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tôn giáo Chính Phủ; Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện Ban Tôn giáo các tỉnh, thành khu vực phía Bắc và Tây Nguyên.

Toàn cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Việt Nam hiện có 39 tổ chức thuộc 14 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với hơn 24,3 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước, gần 53 ngàn chức sắc, nhà tu hành, 133,7 ngàn chức việc, gần 70% đồng bào có tín ngưỡng với trên 45 ngàn cơ sở tín ngưỡng.

Trong 10 năm qua, chính sách pháp luật tín ngưỡng, tôn  giáo ngày càng được hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều vướng mắc trước đây trong quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo được tháo gỡ và ngày càng được giải quyết một cách tích cực.  Nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả các hoạt động lợi dụng tôn giáo, đảm bảo an ninh, trật tự vùng đồng bào tôn giáo.

Linh mục quản xứ Hội Yên (Nghi Văn - Nghi Lộc) vận động giáo dân giao nộp vũ khí.
Linh mục quản xứ Hội Yên (Nghi Văn - Nghi Lộc) vận động giáo dân giao nộp vũ khí.

Song, hiện vẫn còn nhiều loại hình tín ngưỡng phục hồi và phát triển chưa được quản lý, một số nội dung hoạt động bị lệch chuẩn, phản văn hóa. Bên cạnh đó, hiện có khoảng 80 tổ chức, hệ phái, nhóm tôn giáo chưa được công nhận. Vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động tôn giáo, một bộ phận chức sắc, tín đồ tôn giáo chưa tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước; tình hình khiếu kiện, khiếu nại về đất đai liên quan đến tôn giáo vẫn còn diễn biến phức tạp...

Trong thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn nhiều hạn chế như có những điểm thiếu và chưa rõ dẫn đến thiếu quy định hoặc quy định chưa đầy đủ; chưa có chế tài xử lý các vi phạm từ hai phía nên hiệu quả còn hạn chế; Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; công tác tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thường xuyên, còn một chiều...

Các hộ nghèo nhận quà từ thiện tại chùa Thuần Hậu ( Yên Thành).
Các hộ nghèo nhận quà từ thiện tại chùa Thuần Hậu ( Yên Thành).

Tại hội thảo, nhiều tham luận của các địa phương trao đổi những kinh nghiệm, đồng thời nêu ra những khó khăn trong công tác giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến đất đai đối với tôn giáo, các cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể gây khó khăn cho địa phương, đội ngũ làm công tác tôn giáo còn mỏng và yếu.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng, trong thời gian tới, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo sẽ phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống nhân dân và tình hình an ninh trật tự. Bên cạnh đó, các thế lực chống đối trong và ngoài nước vẫn tiếp tục lợi dụng, sử dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp lực lượng chống đối, gây rối, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. 

a
Đồng chí Bùi Thanh Hà - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ trao đổi các kiến nghị của các địa phương.

Trước tình hình đó, đồng chí đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đào tạo cán bộ, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện đầy đủ chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với những kiến nghị của các địa phương, Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ tập hợp và báo cáo để có hướng điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 2 tôn giáo hợp pháp là Công giáo và Phật giáo. Trong đó, đạo Công giáo có khoảng hơn 266.000 tín đồ, 140 chức sắc, 356 xứ, họ đạo. Đạo Phật có khoảng 50 ngàn tín đồ, 55 tăng, ni, tu sỹ với 48 chùa, 1 niệm phật đường. Trong nhiều năm qua, tỉnh đã tạo điều kiện cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức thuận lợi. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các cơ sở công giáo đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định chấp thuận tách 19 xứ, 20 đạo họ công giáo; thành lập Tỉnh hội phật giáo và phục hồi 46 chùa Phật giáo, xây dựng 1 niệm phật đường. Các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo được tập trung giải quyết kịp thời, đúng chính sách, pháp luật.

Nguyên Hưng

tin mới

Cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

Cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

(Baonghean.vn) - Ông Nguyễn Đức Đồng ở huyện Diễn Châu hỏi, các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, che khuất tín hiệu, biển hiệu công trình giao thông đường sắt, để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định… bị xử lý như thế nào?

Buộc thôi việc viên chức trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự không?

Buộc thôi việc viên chức trái pháp luật có thể bị xử lý hình sự không?

(Baonghean.vn) - Tôi là viên chức, tôi vừa bị cơ quan cho thôi việc do không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp trên, tuy nhiên tôi thấy việc này là trái pháp luật, tôi muốn hỏi đây có phải là hành vi có thể khởi tố hình sự hay không? - Câu hỏi của chị Trần Thị Minh (Thị xã Hoàng Mai).

Bìa đất được Ngô Thị Xuân thế chấp cho chị Nhiên để vay 880 triệu đồng bước đầu được xác định là được làm giả. Ảnh: Như Bình

Không được nhận chuyển nhượng QSD đất trong trường hợp nào?

Ông Dương Quý Bắc nhận chuyển nhượng đất cây lâu năm (cao su), diện tích 4 ha, cho thu nhập ổn định, trong đó có 3 ha đã có sổ đỏ và đã sang tên cách đây 10 năm. Ông Bắc là đối tượng hưởng lương thường xuyên. Ông Bắc hỏi, ông có được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất 1 ha đất còn lại hay không?
Người cụt tay

Người cụt tay điểm chỉ thế nào?

Người bị cụt một tay hay cả hai tay đều có quyền công dân như mọi người khác, đều có nhu cầu giao dịch trong các lĩnh vực đời sống, xã hội bình thường hằng ngày và vẫn được cấp CMND, căn cước công dân.
Nghi Lộc: Thu phạt trên 1,6 tỷ đồng vi phạm quy định trật tự ATGT

Nghi Lộc: Thu phạt trên 1,6 tỷ đồng vi phạm quy định trật tự ATGT

(Baonghean.vn) - Năm 2017, lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Nghi Lộc đã tổ chức 594 ca tuần tra kiểm soát, với 1.917 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia. Trong năm, đơn vị đã phát hiện, lập biên bản 1.735 trường hợp vi phạm quy định về trật tự ATGT, trong đó: 497 trường hợp xe ô tô, 1.157 xe mô tô, 112 xe máy điện.
Các chính sách có hiệu lực từ 1/8

Các chính sách có hiệu lực từ 1/8

Từ tháng 8/2017, ngân hàng bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng; lương hưu và trợ cấp của hàng loạt đối tượng tăng hơn 7%; quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông;...