Học sinh lớp 6, 7 rục rịch bỏ học đi lấy chồng

(Baonghean) - Làm vợ, làm mẹ khi chưa đến 18 tuổi và tục tảo hôn sớm đã không còn là chuyện hiếm ở những bản làng vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Kỳ Sơn. Hơn thế, đối tượng tảo hôn ngày càng nhiều ở những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường…

Lớp 9B, Trường PT Dân tộc bán trú THCS Mường Lống (Kỳ Sơn) chỉ trong mấy tháng đầu năm học 2016 – 2017 đã có 4 học sinh nữ “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Trong đó, ba em Và I Ái, Cử I Rà, Và I Pà cùng là người ở bản Long Kẻo và cùng lấy chồng vào tháng 10. Em còn lại Cử I Xì (bản Mò Nừ) thì chỉ khai giảng được mấy hôm là đã lấy chồng. Sau khi cưới xong, Xì đi học thêm hai ba bữa rồi bỏ hẳn.

Là giáo viên chủ nhiệm, mỗi lần có học sinh mời đi đám cưới, dù xa bao nhiêu cô giáo Vi Thị Sầm cũng cố gắng sắp xếp đi dự. Người khác đi đám cưới thường mang nhiều tâm trạng, còn cô trước khi đi mong muốn lớn nhất là gặp được phụ huynh các em để trò chuyện mong “vận động được các em đến trường”.

Nói ra điều này, cô giáo Vi Thị Sầm cũng không dấu được xót xa bởi: Học sinh nữ lấy chồng rồi muốn đến trường phải phụ thuộc gia đình chồng. Nhưng ở đây, việc học không được quan tâm, đã “lấy về nhà ta, ta cho làm việc thôi”.

Những học sinh mới lập gia đình ở Trường THPT Kỳ Sơn
Những học sinh mới lập gia đình ở Trường THPT Kỳ Sơn

Nhiều năm làm giáo viên cắm bản ở nơi có đông đồng bào Mông sinh sống nên cô giáo Vi Thị Sầm và giáo viên của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Mường Lống giờ đã không còn bất ngờ với việc học sinh bỏ học lấy chồng.

Bản thân các giáo viên cũng khẳng định, học sinh miền núi bỏ học vì nhiều lý do nhưng việc vận động học sinh đã lấy chồng quay trở lại trường sau khi lập gia đình là điều khó khăn nhất. Nguyên nhân chính bởi học sinh nữ người dân tộc Mông thường lấy chồng xa nhà, muốn đến trường phải qua một chặng đường dài.

Hơn nữa, lấy chồng rồi chỉ một thời gian ngắn là các em phải sinh con, chăm sóc gia đình nên cũng không còn tâm trí nào để quan tâm đến việc học tập. Về phía nhà trường, dù nạn tảo hôn đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng hiệu quả cũng không đáng là bao.

Thậm chí, tại Đại hội chi đoàn đầu năm, nhiều giáo viên còn yêu cầu học sinh phải “thề”: “Không cưới chồng sau khi học hết lớp 12” nhưng đa phần học sinh đều không dám hứa. Hoặc có trường hợp “thề” nhưng chỉ dừng lại việc “không lấy chồng sau khi học xong lớp 9”.

13 – 14 tuổi là lứa tuổi được người Mông quan niệm là “đẹp” nhất để lập gia đình. Ngược lại con gái từ 16 – 18 tuổi nếu chưa có con trai đến “dạm ngõ” thì đã có thể xem là ế. Cũng chính bởi tập tục này, nên nhiều học sinh đang học cấp II ở các xã Huồi Tụ, Mỹ Lý, Na Ngoi, Mường Lống… của Kỳ Sơn chỉ mới học đến lớp 6, lớp 7 đã rục rịch lấy chồng.
Gian hàng nhỏ của Cử I Rùa ở xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn).
Gian hàng nhỏ của Cử I Rùa ở xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn).

Như ở Trường PT Dân tộc bán trú THCS Huồi Tụ, chưa hết học kỳ 1 của năm học 2016 – 2017 nhưng không ít em đang ở tuổi thiếu niên đã lập gia đình. Gặp em Cử I Rùa ở bản Ngã ba (xã Huồi Tụ), em cho biết: Gia đình có 6 chị em gái, em là con út và là người lấy chồng muộn nhất dù năm nay chỉ mới 15 tuổi.

Trong số các chị em, Rùa cũng là người khá may mắn vì lấy chồng xong em không phải ở nhà, đi rẫy mà được gia đình hai bên tạo điều kiện mở một cửa hàng nhỏ bán tạp hóa và đang chờ đứa con đầu lòng ra đời. Cô giáo Nguyễn Thị Hoa, giáo viên của trường nói thêm: Cấm các cháu không được lấy chồng là không thể vì ở đây dễ yêu, dễ lấy. Nhiều em, khi thấy cô giáo khuyên còn dọa tự tử.

Cũng do lấy chồng và sinh con sớm nên hầu hết những đám cưới  này đều là đám cưới “chui”, không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trẻ con sinh ra, đến tuổi đi học mới được gia đình làm giấy khai sinh. Nói thêm về điều này, ông Và Chá Xà - Phó Chủ tịch xã Mường Lống cũng cho biết: Hiện nay, tỷ lệ cặp kết hôn sớm ở xã Mường Lống chiếm khoảng 5% - 10% và độ tuổi kết hôn thường rất sớm. Hầu hết cuộc sống của những gia đình trẻ này lâm vào cảnh khó khăn do chưa có kiến thức và hiểu biết để tự lo cho cuộc sống gia đình.

Lỳ I Dở, học sinh lớp 12 K, Trường THPT Kỳ Sơn 1 là học sinh khá của lớp, nhiều năm liên tục đều đạt học sinh tiên tiến. Gương mặt khả ái, Lỳ I Dở cũng từng có ước mơ sẽ thi vào khoa mầm non về làm cô giáo nếu như hè lớp 11 Dở không bất ngờ lấy chồng. Trò chuyện với cô bé, em thật thà cho biết: chúng em yêu nhau được một năm là gia đình hai bên đã bảo cưới. Em cũng thấy đã đến tuổi vì nơi em ở con gái ai cũng lấy chồng sớm…

Chồng của Dở cũng là người cùng xã, năm nay đang học năm cuối ở Đại học Y Khoa Hà Nội. Lấy chồng xong, do gia đình có điều kiện nên Dở được tạo điều kiện để tiếp tục ra thị trấn, thuê nhà học xong cấp III. Với lực học khá, chồng cũng khuyến khích để Dở học lên để có bằng đại học, cao đẳng nhưng Dở đã nói rằng: em không học lên nữa đâu. Học xong, em sẽ về quê, sinh con cho chồng vì em không còn trẻ nữa…

Cũng giống như Dở, Vừ Mái Cở là gương mặt nổi bật nằm trong Ban Chấp hành của Đoàn Trường THPT Kỳ Sơn. Cở lấy chồng dịp hè lớp 10, chồng làm ở ngành An ninh nên lấy chồng xong Cở cũng được tạo điều kiện đến trường. Hơn thế,  tháng 11 vừa rồi, Cở cũng được huyện chọn đi tham dự ngày hội văn hóa dân tộc Mông ở tỉnh Sơn La và giành giải Nhì cuộc thi nét đẹp văn hóa dân tộc. Bao tương lai đang hứa hẹn, nhưng chính em cũng chưa biết mình có thể tiếp tục học lên cao hay không vì đang còn vướng trách nhiệm với gia đình…

Mỗi một năm Trường THPT Kỳ Sơn có từ 80 - 100 học sinh bỏ học. Riêng từ đầu năm học đến nay, đã có khoảng 20 trường hợp và nhiều em trong số đó bỏ học để lấy chồng. Thầy giáo Trần Thanh Văn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ở lứa tuổi cấp III vì các em đã trưởng thành nên nhiều gia đình vẫn tạo điều kiện cho các em đi học. Nhưng số em học lên không nhiều. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp chỉ học được một vài tháng lại tiếp tục bỏ học. Điều đặc biệt, không chỉ học sinh nữ mới bỏ học để lập gia đình mà trường hợp học sinh nam cũng không hiếm. 

Thực tế cũng cho thấy, ở độ tuổi cấp III, đa phần học sinh đã có nhận thức và sự hiểu biết nhất định về các quy định về Luật Hôn nhân và gia đình cũng như những hệ quả của tảo hôn sớm. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra và chưa có giải pháp tích cực để hạn chế. Sự việc kéo dài còn là lời báo động về tình trạng bất bình đẳng giới, nghèo đói, bạo lực gia đình… và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ trẻ sau này khi các em thiếu sự  chăm sóc và chuẩn bị đầy đủ từ bố mẹ.

Mỹ Hà 

tin mới

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.