Nghệ An vốn là vùng đất biên viễn từ ngàn xưa đã trở thành phên dậu vững chắc của Tổ quốc, là một phần “khúc ruột của miền Trung”, được đánh giá là vùng “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng và tinh thần hiếu học, là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nơi sinh ra những bậc hiền tài, những vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ kiên trung của Đảng và cách mạng có nhiều đóng góp to lớn cho non sông, đất nước, làm rạng danh lịch sử nước nhà. Là nơi kết tinh nhiều giá trị tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều danh lam, thắng cảnh.
Người dân Nghệ An có nhiều đức tính quý báu: Cần cù, chịu thương, chịu khó; Tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, kiên cường, bất khuất vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bất trắc trong cuộc sống do thiên tai, địch họa gây ra.
Ở vị trí chiến lược về quốc phòng, Nghệ An là căn cứ địa và là nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho các cuộc chiến tranh vệ quốc, là tỉnh “đi đầu, dậy trước” trong các phong trào cách mạng, quê hương của Xô viết Nghệ Tĩnh…
Với điều kiện tự nhiên đa dạng, nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào như thế, nên Nghệ An cũng thường được ví là “Việt Nam thu nhỏ”. Tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam của cả nước, kết nối thuận lợi với Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; Là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 16.486,49km2, bờ biển dài 82km, đường biên giới 468,281km; dân số 3,4 triệu người – đứng thứ tư cả nước… Nghệ An đặc biệt có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và duyên hải Trung Bộ nói chung.
Theo đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; Là “mặt tiền” của quốc gia, “khúc ruột” của Tổ quốc là “cửa ngõ” ra biển cả, “bệ đỡ” cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối hành lang kinh tế Đông – Tây với đường hàng hải, hàng không quốc tế, nhiều cảng biển và cảng hàng không lớn; Có vị trí địa lý chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây; Có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, với các nước bạn Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc…”.
Với điều kiện tự nhiên đa dạng, nguồn tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào như thế, nên Nghệ An cũng thường được ví là “Việt Nam thu nhỏ”. Tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam của cả nước, kết nối thuận lợi với Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; Là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 16.486,49km2, bờ biển dài 82km, đường biên giới 468,281km; dân số 3,4 triệu người – đứng thứ tư cả nước… Nghệ An đặc biệt có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và duyên hải Trung Bộ nói chung.
Theo đánh giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; Là “mặt tiền” của quốc gia, “khúc ruột” của Tổ quốc là “cửa ngõ” ra biển cả, “bệ đỡ” cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối hành lang kinh tế Đông – Tây với đường hàng hải, hàng không quốc tế, nhiều cảng biển và cảng hàng không lớn; Có vị trí địa lý chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây; Có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, với các nước bạn Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar, nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc…”.
Nghị quyết 26 đề ra mục tiêu đến năm 2030: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; Có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; Có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực…”. Tầm nhìn đến năm 2045: “Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường…”.
Để hiện thực hóa các mục tiêu đó, Nghị quyết 26 nêu rõ: “Thống nhất cao ở tất cả các cấp, ngành về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng và liên kết phát triển vùng; Coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển các địa phương trong vùng”.
Nghị quyết 26 cũng đề cập đến vai trò, vị trí quan trọng của Nghệ An trong các giải pháp phát triển vùng: “Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư để nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển các quy hoạch liên tỉnh như: Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An, Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh…”. Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông, kêu gọi và thúc đẩy đầu tư tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn (đoạn qua Nghệ An), nâng cấp hệ thống sân bay, cảng biển, đường cao tốc, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam qua vùng. “Phát triển thành phố Đà Nẵng, thành phố Vinh và thành phố Huế thành hạt nhân của trung tâm y tế chuyên sâu”, “Thành phố Vinh trở thành trung tâm văn hóa phía Bắc của vùng”…
Đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của tỉnh quê Bác, Trung ương đã có những chủ trương lớn nhằm thúc đẩy Nghệ An phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với vai trò, vị thế trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Đặc biệt, trước đó, ngày 30/07/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020” với mục tiêu phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015 và đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Ngày 13/11/2021, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 36/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An…
Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, Nghệ An cũng đã chủ động phối hợp, hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các địa phương, nhất là 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ; Phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Thanh Hóa trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1447/QĐ-TTg, ngày 16/9/2009 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2025; Quyết định số 2082/QĐ-TTg, ngày 21/11/2011 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025. Đặc biệt, trong công tác lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã triển khai lấy ý kiến góp ý của các địa phương trong vùng để nâng cao chất lượng và đảm bảo yếu tố liên kết vùng trong quá trình phát triển.
Căn cứ quy hoạch vùng Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An đã phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối như cầu Cửa Hội, cầu Bến Thủy 2, cầu Yên Xuân…; từng bước gắn kết, phát triển không gian Khu Công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi (Nghệ An) với Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa)… Hình thành một số khu công nghiệp VSIP, WHA, Hoàng Mai 1 có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, khẳng định vị trí, vai trò động lực trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh. Hiện công tác thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp ở Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là các dự án FDI quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, từng bước hình thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao trong khu vực Bắc Trung Bộ.
Nghệ An cũng đang từng bước xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, khoa học – công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục – đào tạo vùng Bắc Trung Bộ… Hiện tỉnh đang tập trung huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông chiến lược: Nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Vinh, Cảng nước sâu Cửa Lò, tuyến đường bộ cao tốc nối thị xã Cửa Lò – thành phố Vinh đi huyện Nam Đàn… Tạo sự kết nối thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
Nghệ An được đánh giá là tỉnh đi đầu khu vực Bắc Trung Bộ trong xây dựng cơ chế chính sách, tạo đột phá phát triển giáo dục. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 trường đại học. Trường Đại học Vinh được lựa chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia cấp vùng. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển đồng bộ từ tuyến tỉnh đến cơ sở, nhiều trung tâm chuyên sâu đã được thành lập (Trung tâm tim mạch; Trung tâm đột quỵ, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh…); một số bệnh viện được xác định xây dựng trở thành bệnh viện tuyến cuối của khu vực, từng bước khẳng định là trung tâm y tế vùng Bắc Trung Bộ…
Bên cạnh những thuận lợi, Nghệ An cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong phát triển, hợp tác liên kết vùng thời gian qua còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải khắc phục; đó là: Liên kết, hợp tác giữa Nghệ An và các địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh trong khu vực chưa thường xuyên, chưa đi vào thực chất, hiệu quả còn thấp; Thành phố Vinh phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, chưa có bước đột phá vượt trội so với các đô thị trong khu vực, nhất là khả năng kết nối vùng; Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng giao thông trọng yếu (cảng biển, sân bay), hạ tầng và dịch vụ logistics phát triển chậm, chưa kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải; chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao; Quy mô doanh nghiệp đa số còn nhỏ và siêu nhỏ; Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm…
Để tạo bứt phá trong phát triển, xứng đáng là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An xác định tỉnh cũng cần phải “khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước; Tính chủ động, sáng tạo; Ý thức tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; Quyết vượt lên chính mình, khắc phục tư tưởng tự ti hoặc tự mãn, bằng lòng với những gì đã làm, trung bình chủ nghĩa; Trái lại, phải có ý chí và quyết tâm cao hơn nữa, quyết không cam chịu đói nghèo, thua kém các tỉnh khác, vùng khác. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, sự liên kết, hợp tác, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước” (trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).
Tại Hội thảo Khoa học “Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra ngày 20/12/2022 tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đã đến lúc Nghệ An phải nhìn nhận lại, đánh giá thật khách quan tiềm năng, thế mạnh và năng lực thật sự của tỉnh, để xây dựng và hình thành một động năng phát triển mới, thực chất và thực tế” để “Nghệ An bứt phá phát triển trở thành động lực, đầu tàu dẫn dắt, lan tỏa của vùng Bắc Trung Bộ, hòa cùng với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hùng cường và hạnh phúc”!