Huy động trên 50.000 m3 đất đá đắp lại mố cầu cảng Nghi Thiết

22/08/2017 18:30

(Baonghean.vn) - Công ty CP xi măng Sông Lam vừa huy động nhiều phương tiện thiết bị, vận chuyển trên 50.000 m3 đất đá để đắp lại mố Cầu cảng phục vụ tàu 70.000 tấn ở Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An). Cùng đó, đơn vị tổ chức khoan nhiều cọc nhồi sâu hàng chục mét để đổ cột trụ cho băng tải vận chuyển Clinker và xi măng ra cầu cảng.

» Cầu cho tàu 70.000 tấn ở Nghệ An mất 2 tháng khắc phục sau bão

Cầu cảng Nghi Thiết trước khi bị bão số 2 làm gãy đứt. Ảnh: Sỹ Minh
Trước đó, theo dự kiến, cuối tháng 7/2017, Công ty CP xi măng Sông Lam đã ký kết với bạn hàng sẽ cung cấp Clinker, xi măng qua đường biển và tàu 70.000 tấn đã về trên biển Nghệ An sẵn sàng thực hiện cho lễ đưa vào sử dụng cầu cảng Nghi Thiết. Trong ảnh: Cầu cảng Nghi Thiết trước khi bị bão số 2 làm gãy đứt. Ảnh: Sỹ Minh

Tuy nhiên cơn bão số 2 (đầu tháng 7/2017), sóng biển cao trên chục mét  đã cuốn trôi toàn bộ mố cầu cảng Nghi Thiết, với độ dài gần 100 mét và sâu hơn 10 mét. Cùng đó hệ thống băng tải nối ra cảng biển cũng bị đứt gãy. Cầu cảng dài hơn 2 km vươn ra biển phải lùi thời hạn gần 2 tháng. Công ty CP xi măng Sông Lam đã đôn đốc nhà thầu, huy động phương tiện, máy móc với trên 5 triệu m3 đất đá để bồi đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Tuy nhiên cơn bão số 2 (đầu tháng 7/2017), sóng biển cao trên chục mét đã cuốn trôi toàn bộ mố cầu cảng Nghi Thiết, với độ dài gần 100 mét và sâu hơn 10 mét. Cùng đó hệ thống băng tải nối ra cảng biển cũng bị đứt gãy. Cầu cảng dài hơn 2 km vươn ra biển phải lùi thời hạn gần 2 tháng. Công ty CP xi măng Sông Lam đã đôn đốc nhà thầu, huy động phương tiện, máy móc để bồi đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Trên 5 triệu m3 đất đá được vận chuyển đến để đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn
Trên 50.000 m3 đất đá được vận chuyển đến để đắp lại mố cầu. Ảnh: Nguyên Sơn

Đến trung tuần tháng 8, công việc bồi đắp đã hoàn thành cùng với việc khoan các cọc nhồi sâu hàng chục mét để làm giá đỡ cho đường băng chuyền dài 3.000 m nối ra cầu cảng. Ảnh: Nguyên Sơn
Đến trung tuần tháng 8, công việc bồi đắp đã hoàn thành cùng với việc khoan các cọc nhồi sâu hàng chục mét để làm giá đỡ cho đường băng chuyền dài 3.000 m nối ra cầu cảng. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân kiểm tra cọc khoan nhồi để đỡ băng chuyền Clinker và xi măng ra cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân kiểm tra cọc khoan nhồi để đỡ băng chuyền Clinker và xi măng ra cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân lắp đặt băng chuyền Clinker ra cầu cảng. Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty CP xi măng Sông Lam cho biết: “Mọi công việc khắc phục mố cầu và khoan cọc nhồi sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8, sau đó các nhà thầu sẽ lắp đặt lại đường băng chuyền. Dự kiến đến giữa tháng 9/2017 công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống cầu cảng Nghi Thiết. Trong quá trình chờ khắc phục, công ty đã phải giải phóng tàu trọng tải lớn bằng cách “tăng bo”, chở Clinker và xi măng bằng các tàu trong tải tầm trung…”. Ảnh: Sỹ Minh
Công nhân lắp đặt băng chuyền Clinker ra cầu cảng. Ông Nguyễn Văn Dũng – Phó Tổng giám đốc Công ty CP xi măng Sông Lam cho biết: “Mọi công việc khắc phục mố cầu và khoan cọc nhồi sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 8, sau đó các nhà thầu sẽ lắp đặt lại đường băng chuyền. Dự kiến đến giữa tháng 9/2017 công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống cầu cảng Nghi Thiết. Trong quá trình chờ khắc phục, công ty đã phải giải phóng tàu trọng tải lớn bằng cách “tăng bo”, chở Clinker và xi măng bằng các tàu trong tải tầm trung…”. Ảnh: Sỹ Minh
 Vùng biển Nghi Thiết có độ sâu tự nhiên 9m, khi nạo vét luồng lạch có thể đạt độ sâu từ 12 đến 18 mét. Việc xây dựng cảng biển nơi đây sẽ phục vụ cho tàu trên 70.000 tấn ra vào bốc xếp hàng hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, tổ chức nạo vét luồng, tàu trên 100.000 tấn có thể cập cầu cảng. ẢNh: Nguyên Sơn
Vùng biển Nghi Thiết có độ sâu tự nhiên 9m, khi nạo vét luồng lạch có thể đạt độ sâu từ 12 đến 18 mét. Việc xây dựng cảng biển nơi đây sẽ phục vụ cho tàu trên 70.000 tấn ra vào bốc xếp hàng hóa. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, tổ chức nạo vét luồng, tàu trên 100.000 tấn có thể cập cầu cảng. Ảnh: Nguyên Sơn
Công tác nạo vét luồng lạch ở cảng biển Nghi Thiết được tiến hàng khẩn trương. Ảnh: Nguyên Sơn
Công tác nạo vét luồng lạch ở cảng biển Nghi Thiết được tiến hành khẩn trương. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân hoàn thành các hạng mục phía ngoài cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Công nhân hoàn thành các hạng mục phía ngoài cầu cảng Nghi Thiết. Ảnh: Nguyên Sơn
Dự kiến giữa tháng 9/2017, hệ thống băng tải và cầu cảng Nghi Thiết sẽ chính thức cấp hàng cho tàu trên 7 vạn tấn. Ảnh: Nguyên Sơn
Dự kiến giữa tháng 9/2017, hệ thống băng tải và cầu cảng Nghi Thiết sẽ chính thức cấp hàng cho tàu trên 7 vạn tấn. Ảnh: Nguyên Sơn
Toàn cảnh cụm Trạm nghiền xi măng và cảng biển Nghi Thiết. Ảnh: Tài Nguyên
Toàn cảnh cụm Trạm nghiền xi măng và cảng biển Nghi Thiết. Ảnh: Tài Nguyên
Khi đưa vào sử dụng, bước đầu, cầu cảng sẽ phục vụ xuất khẩu xi măng và Clinker của Công ty CP xi măng Sông Lam. Về lâu dài, cảng được nâng cấp thành cảng quốc tế cho cả vùng Bắc Trung bộ. Dự án Cảng nước sâu Nghi Thiết được đánh giá là một công trình quan trọng không chỉ tạo ra “cú hích” đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung Bộ mà còn thúc đẩy giao lưu kinh tế với các vùng Đông Bắc Thái Lan và khu vực Trung Lào.

» Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn nút vận hành Nhà máy xi măng Sông Lam

Nguyên Sơn

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Huy động trên 50.000 m3 đất đá đắp lại mố cầu cảng Nghi Thiết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO