Khám phá căn cứ tên lửa bí mật nhất thế giới

24/10/2016 15:44

Từng là nơi được xem bí mật nhất thế giới nhưng giờ đây căn cứ tên lửa Balabanovo-1 đã trở thành bảo tàng cho phép người dân vào tham quan thoải mái.

Theo English Russia, Học viện tên lửa chiến lược Nga nằm bên trong căn cứ tên lửa Balabanovo-1 từng là nơi đào tạo hàng ngàn cán bộ và sĩ quan cho các đơn vị tên lửa chiến lược Liên Xô và Nga trước đây. Trong Chiến tranh Lạnh nó không hề tồn tại trên bản đồ và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng giờ đây mọi chuyện đã thay đổi khi Balabanovo-1 được mở cửa cho du khách tham quan và bạn có thể vào thăm nơi bộ đội tên lửa Nga được đào tạo.
Theo English Russia, Học viện tên lửa chiến lược Nga nằm bên trong căn cứ tên lửa Balabanovo-1 từng là nơi đào tạo hàng ngàn cán bộ và sĩ quan cho các đơn vị tên lửa chiến lược Liên Xô và Nga trước đây. Trong Chiến tranh Lạnh nó không hề tồn tại trên bản đồ và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng giờ đây mọi chuyện đã thay đổi khi Balabanovo-1 được mở cửa cho du khách tham quan và bạn có thể vào thăm nơi bộ đội tên lửa Nga được đào tạo.
Từ năm 2004, Bộ Quốc phòng Nga quyết định biến một phần học viện tên lửa tại Balabanovo-1 thành bảo tàng tên lửa chiến lược Nga. Đến năm 2007 căn cứ Balabanovo-1 cũng được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Từ năm 2004, Bộ Quốc phòng Nga quyết định biến một phần học viện tên lửa tại Balabanovo-1 thành bảo tàng tên lửa chiến lược Nga. Đến năm 2007 căn cứ Balabanovo-1 cũng được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Hình ảnh bên trong một hangar nơi một đơn vị tên lửa chiến lược Nga đóng quân với đầy đủ thành phần chiến đấu gồm xe chỉ huy di động, tổ hợp tên lửa đạn đạo di động RT-2PM Topol và xe hỗ trợ hậu cần.
Hình ảnh bên trong một hangar nơi một đơn vị tên lửa chiến lược Nga đóng quân với đầy đủ thành phần chiến đấu gồm xe chỉ huy di động, tổ hợp tên lửa đạn đạo di động RT-2PM Topol và xe hỗ trợ hậu cần.
Căn cứ Balabanovo-1 được thành lập từ năm 1948 nhưng đến tận năm 1961 nó mới bắt đầu được chuyển đổi để phục vụ đào tạo bộ đội tên lửa chiến lược Liên Xô. Trong ảnh là một xe chỉ huy và bệ phóng di động của RT-2PM.
Căn cứ Balabanovo-1 được thành lập từ năm 1948 nhưng đến tận năm 1961 nó mới bắt đầu được chuyển đổi để phục vụ đào tạo bộ đội tên lửa chiến lược Liên Xô. Trong ảnh là một xe chỉ huy và bệ phóng di động của RT-2PM.
Các tổ hợp tên lửa đạn đạo RT-2PM được đưa vào trang bị từ những năm 1980 trong biên chế Quân đội Liên Xô và sau đó là Nga. Dù vẫn là một trong những vũ khí chủ lực của lực lượng tên lửa chiến lược Nga nhưng RT-2PM đã dần lỗi thời và đang dần được thay thế bởi RT-2PM2 Topol-M.
Các tổ hợp tên lửa đạn đạo RT-2PM được đưa vào trang bị từ những năm 1980 trong biên chế Quân đội Liên Xô và sau đó là Nga. Dù vẫn là một trong những vũ khí chủ lực của lực lượng tên lửa chiến lược Nga nhưng RT-2PM đã dần lỗi thời và đang dần được thay thế bởi RT-2PM2 Topol-M.
Tổ hợp hỗ trợ phóng cho RT-2PM được đặt trên khung gầm đặc chủng MAZ-543M Uragan.
Tổ hợp hỗ trợ phóng cho RT-2PM được đặt trên khung gầm đặc chủng MAZ-543M Uragan.
Mỗi tên lửa RT-2PM nặng tới 45 tấn dài hơn 29m, nó có tầm bắn tối đa 10.000km và được trang bị một đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 800kt.
Mỗi tên lửa RT-2PM nặng tới 45 tấn dài hơn 29m, nó có tầm bắn tối đa 10.000km và được trang bị một đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 800kt.
RT-2PM sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn ba giai đoạn có tốc độ bay lên tới 25.000km/h tương đương Mach 21, điều này giúp nó khó bị đánh chặn bởi hệ thống phòng không của đối phương. Với hệ thống dẫn đường quán tính và tự hành RT-2PM có độ sai lệch chỉ khoảng 200m so với mục tiêu.
RT-2PM sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn ba giai đoạn có tốc độ bay lên tới 25.000km/h tương đương Mach 21, điều này giúp nó khó bị đánh chặn bởi hệ thống phòng không của đối phương. Với hệ thống dẫn đường quán tính và tự hành RT-2PM có độ sai lệch chỉ khoảng 200m so với mục tiêu.
Bệ phóng di động của RT-2PM vẫn còn chạy khá tốt chỉ ngoại trừ việc nó không mang theo tên lửa.
Bệ phóng di động của RT-2PM vẫn còn chạy khá tốt chỉ ngoại trừ việc nó không mang theo tên lửa.
Ở một góc khác của bảo tàng này này là nơi trưng bày các dòng tên lửa đạn đạo tầm xa từng làm nên tên tuổi cho lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Ở một góc khác của bảo tàng này là nơi trưng bày các dòng tên lửa đạn đạo tầm xa từng làm nên tên tuổi cho lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Ta có thể thấy những cái tên khá quen thuộc (từ trái qua phải): R-2, R-5M, R-12, R-14, R-16, R-9A, UR-100, R-36 và RT-2.
Ta có thể thấy những cái tên khá quen thuộc (từ trái qua phải): R-2, R-5M, R-12, R-14, R-16, R-9A, UR-100, R-36 và RT-2.
Chúng đều được Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân trước Mỹ và một số nước Tây Âu, và điều may mắn là chúng chưa từng được triển khai để tấn công một quốc gia nào đó.
Chúng đều được Liên Xô phát triển trong Chiến tranh Lạnh nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân trước Mỹ và một số nước Tây Âu, và điều may mắn là chúng chưa từng được triển khai để tấn công một quốc gia nào đó.
Trong ảnh là cụm phóng giai đoạn cuối của tên lửa đạn đạo liên lục đại RT-2. Nó được triển khai từ các bệ phóng ngầm dưới lòng đất và đối thủ của nó chính là các tên lửa Minuteman III của Mỹ.
Trong ảnh là cụm phóng giai đoạn cuối của tên lửa đạn đạo liên lục đại RT-2. Nó được triển khai từ các bệ phóng ngầm dưới lòng đất và đối thủ của nó chính là các tên lửa Minuteman III của Mỹ.
Còn đây là mô hình một hầm phóng ngầm dưới lòng đất có tới 12 tầng, bên trong có sẵn hệ thống trung tâm chỉ huy tác chiến, nơi sinh hoạt dành cho binh sĩ, hệ thống điện riêng và hoàn toàn có khả năng chịu được một vụ tấn công hạt nhân.
Còn đây là mô hình một hầm phóng ngầm dưới lòng đất có tới 12 tầng, bên trong có sẵn hệ thống trung tâm chỉ huy tác chiến, nơi sinh hoạt dành cho binh sĩ, hệ thống điện riêng và hoàn toàn có khả năng chịu được một vụ tấn công hạt nhân.
Hình ảnh bên trong trung tâm chỉ huy tác chiến của một hầm phóng tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây.
Hình ảnh bên trong trung tâm chỉ huy tác chiến của một hầm phóng tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây.
Các hầm phóng tên lửa này của Nga hoàn toàn không thể bị tấn công mạng từ bên ngoài và chúng sử dụng các giao thức liên lạc riêng biệt với trung tâm chỉ huy tác chiến trung ương. Thậm chí nhiều đơn vị còn được ra lệnh thông qua hệ thống điện thoại bàn đặc biệt và tất cả đều được mã hóa.
Các hầm phóng tên lửa này của Nga hoàn toàn không thể bị tấn công mạng từ bên ngoài và chúng sử dụng các giao thức liên lạc riêng biệt với trung tâm chỉ huy tác chiến trung ương. Thậm chí nhiều đơn vị còn được ra lệnh thông qua hệ thống điện thoại bàn đặc biệt và tất cả đều được mã hóa.

Theo Kiến Thức

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Khám phá căn cứ tên lửa bí mật nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO