Khám phá nhà cổ ở ngôi làng lụt giữa 'xứ nhút' Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Trong khi nhiều nơi không còn dấu vết "nhà xưa" thì ở xã Thanh Xuân (Thanh Chương) vẫn có nhiều gia đình đang sinh sống dưới những mái nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

àng Lương Điền -  xã Thanh Xuân hiện có hơn chục ngôi nhà cổ. Đó là những ngôi nhà gỗ, nhiều gian, lợp ngói vảy đã tồn tại qua hàng trăm năm. Tuy một số nhà đã được tu bổ, lợp lại ngói nhưng vẫn giữ nguyên phần gỗ với kết cấu, kiểu dáng xưa. Ảnh: Huy Thư
Làng Lương Điền, xã Thanh Xuân hiện có hơn chục ngôi nhà cổ. Đó là những ngôi nhà gỗ, nhiều gian, lợp ngói vảy đã tồn tại qua hàng trăm năm. Tuy một số nhà đã được tu bổ, lợp lại ngói nhưng vẫn giữ nguyên phần gỗ với kết cấu, kiểu dáng xưa. Ảnh: Huy Thư
 Các nhà cổ ở đây chủ yếu được làm từ các loại gỗ lim, mít, dổi… Mỗi ngôi nhà thường có 3, 5 hoặc 7 gian (gian lẻ),  xung quanh thưng ván, phía trước có nhiều loại cửa (cửa lớn, cửa sổ, cửa nách…) Ảnh: Huy Thư
Các nhà cổ ở đây chủ yếu được làm từ các loại gỗ lim, mít, dổi… Mỗi ngôi nhà thường có 3, 5 hoặc 7 gian (gian lẻ), xung quanh thưng ván, phía trước có nhiều loại cửa (cửa lớn, cửa sổ, cửa nách…) Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) ở xóm Xuân Nam cho biết: Ngôi nhà mà gia đình ông đang ở có 5 gian, 26 cột, đã trải qua 7 đời người, (khoảng 200 trăm năm). Trên nóc ngôi nhà còn khắc thời gian làm nhà bằng chữ Hán. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Văn Hòa (64 tuổi) ở xóm Xuân Nam cho biết: Ngôi nhà mà gia đình ông đang ở có 5 gian, 26 cột, khoảng 200 trăm năm. Trên nóc ngôi nhà còn khắc thời gian làm nhà bằng chữ Hán. Ảnh: Huy Thư
Mỗi ngôi nhà thường chia thành 2 phần thông qua 1 bức vách bằng gỗ và 1 cửa nhỏ:  “Nhà ngoài” dùng làm nơi thờ tự và tiếp khách. “Nhà trong” dùng làm nơi sinh hoạt  của gia đình. Ảnh: Huy Thư
Mỗi ngôi nhà thường chia thành 2 phần thông qua 1 bức vách bằng gỗ và 1 cửa nhỏ: “Nhà ngoài” dùng làm nơi thờ tự và tiếp khách; “Nhà trong” dùng làm nơi sinh hoạt của gia đình. Ảnh: Huy Thư
“Nhà ngoài” thường được thiết kế những chiếc “cột thu, gác hạ” để không gian sinh hoạt rộng, thoáng hơn, không bị vướng cột. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Cảnh Thể (56 tuổi) ở xóm Xuân Điền cho biết: Ngôi nhà 5 gian mà gia đình ông đang ở, làm vào nửa cuối thế kỷ 19, hiện chưa tu bổ, sửa chữa một thứ gì. Thời gian qua, nhiều người đến hỏi mua nhưng ông không bán. “Bây giờ nhiều người thích sưu tầm nhà cổ. Họ có đến xem, hỏi mua nhưng tôi không bán. Tôi chỉ muốn sửa sang, lợp lại mái nhà để bảo quản thôi” - ông Thể chia sẻ. Ảnh: Huy Thư
Trong những ngôi nhà này còn lưu giữ nhiều đồ dùng, phương tiện sinh hoạt, đồ thờ cổ xưa. Trong ảnh: Giàn nón dưới hiên nhà cổ. Ảnh: Huy Thư
Trong những ngôi nhà này còn lưu giữ nhiều đồ dùng, phương tiện sinh hoạt, đồ thờ cổ xưa. Trong ảnh: Giàn nón dưới hiên nhà cổ. Ảnh: Huy Thư
Hiên ngoài các ngôi nhà cổ, các cụ ngày trước thường đặt các ống gỗ để nuôi ong mật. Nay nhiều nhà vẫn giữ nếp xưa. Ảnh: Huy Thư
Hiên ngoài các ngôi nhà cổ, các cụ ngày trước thường đặt các ống gỗ để nuôi ong mật. Nay nhiều nhà vẫn giữ nếp xưa. Ảnh: Huy Thư
“Gian bảy” – gian giữa là nơi kín đáo nhất của ngôi nhà. Phía ngoài có 1 cái cửa sổ (cửa kéo) bên trong nhà đặt 1 bộ dong (phản) hoặc 1 bộ bàn ghế, tiếp đó là buồng kín. Ảnh: Huy Thư
“Gian bảy” - gian giữa là nơi kín đáo nhất của ngôi nhà. Phía ngoài có 1 cái cửa sổ (cửa kéo), bên trong nhà đặt 1 bộ dong (phản) hoặc 1 bộ bàn ghế, tiếp đó là buồng kín. Ảnh: Huy Thư
Đặc biệt như nhà của ông Nguyễn Văn Liệu ở xóm Xuân Liên có 7 gian, 8 vì, 38 cột, kẻ hiên cong lượn thân rồng. Đây là ngôi nhà cổ dài nhất ở Thanh Xuân. Ông Liệu cho biết: Nhà ông do các cụ xưa tự đi rừng chặt lim về làm, đã trải qua 6 đời người (gần 180 năm). Đến đời ông nội thì 5 kẻ hiên được chắp dài ra và được dựng thêm cột trụ. Trong ảnh: Kẻ hiên uốn lượn thân rồng. Ảnh: Huy Thư
Đặc biệt như nhà của ông Nguyễn Văn Liệu ở xóm Xuân Liên có 7 gian, 8 vì, 38 cột, kẻ hiên cong lượn thân rồng. Đây là ngôi nhà cổ dài nhất ở Thanh Xuân. Ông Liệu cho biết: Nhà ông do các cụ ngày xưa tự đi rừng chặt lim về làm, đã trải qua 6 đời người (gần 180 năm). Đến đời ông nội thì 5 kẻ hiên được chắp dài ra và được dựng thêm cột trụ. Trong ảnh: Kẻ hiên uốn lượn thân rồng. Ảnh: Huy Thư
Tồn tại qua hàng trăm năm giữa vùng lũ lụt, những ngôi nhà cổ ở Thanh Xuân mang đậm dấu ấn thời gian. Điều đáng mừng là những ngôi nhà này, đang được người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn như một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa phương. Ảnh: Huy Thư
Tồn tại qua hàng trăm năm giữa vùng lũ lụt, những ngôi nhà cổ ở Thanh Xuân mang đậm dấu ấn thời gian. Điều đáng mừng là những ngôi nhà này, đang được người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn như một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa phương. Ảnh: Huy Thư


                                                     Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.