Khi nước Mỹ bị "tống tiền"

(Baonghean) - “Sóng” bất ngờ nổi trong quan hệ Mỹ - Saudi Arabia ngay trước khi chuyên cơ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáp xuống thủ đô Riyadh ngày hôm nay (20/4). Chính quyền Obama đã phải sốt sắng xoa dịu đồng minh Trung Đông trước viễn cảnh Quốc hội Mỹ có thể thông qua dự luật cho phép quy kết trách nhiệm của chính quyền Saudi đối với vụ khủng bố ngày 11/9. Độ “nóng” của câu chuyện trong những ngày qua cho thấy những hậu quả đắt giá, nếu có, của các bất đồng đối với nước Mỹ. 

Nỗi lo bị “rút vốn”
Cái giá phải trả của nước Mỹ nếu dự luật này được Quốc hội thông qua sẽ không hề rẻ. Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir phát biểu trước giới lập pháp Mỹ tại Washington hồi tháng trước tuyên bố quốc gia này sẽ bán 750 tỷ USD công trái cùng nhiều tài sản khác tại nước Mỹ nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật trên. Một động thái như vậy cũng có thể tạo ra một cuộc tháo chạy hàng loạt trên thị trường cùng sự đổ vỡ quan hệ với đồng minh thân thiết tại Trung Đông.
1
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Obama và nhà vua Saudi Arabia Salman hôm nay (20/4) sẽ thảo luận cả dự luật đang được xem xét tại Quốc hội Mỹ. Ảnh: Los Angeles Times. 
Và ngay trước khi lên máy bay sang Riyadh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải lên tiếng để trấn an bằng tuyên bố phủ quyết dự luật cho phép người dân Mỹ kiện Chính phủ Saudi Arabia ra tòa. Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest hôm 18/4 tuyên bố Nhà Trắng quan ngại Dự luật Công lý xử phạt phần tử hậu thuẫn khủng bố không phải vì dự luật này có nguy cơ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với một nước khác. 
Nguyên nhân cơ bản đó là việc ban hành một đạo luật như vậy có thể thúc đẩy các nước khác áp dụng các luật tương tự, đe dọa tới sự tồn tại của quy chế miễn trừ ngoại giao cho phép các nước giải quyết bất đồng qua con đường ngoại giao thay vì kiện tụng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ cũng như người dân, các thành viên chính phủ và nhân viên ngoại giao nước này. Quan chức Nhà Trắng cảnh báo Tổng thống Barack Obama có thể sử dụng quyền phủ quyết đối với dự luật nói trên. 
Theo luật pháp hiện hành của Mỹ, các quốc gia khác có thể được miễn bị kiện ra các tòa án Mỹ ở một mức độ nhất định. Nhưng dự luật mới nếu được thông qua sẽ tạo ra một ngoại lệ. Dự luật “Công lý xử phạt phần tử hỗ trợ khủng bố” cho phép các gia đình có người thân thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ khởi kiện Chính phủ Saudi Arabia. Trong số 19 kẻ cướp máy bay tham gia vào vụ tấn công khủng bố hồi năm 2001, 15 người là công dân Saudi Arabia. Song không có bằng chứng về sự dính líu của chính phủ trong vụ việc này.
2
Sự dính líu của chính quyền Saudi Arabia đang trở thành chủ đề nóng với báo chí Mỹ. Ảnh: Daily News.
Xa hơn nữa, nó cho phép các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9 và các vụ khủng bố khác khởi kiện các chính phủ nước ngoài có liên quan và các đối tác tài trợ tài chính cho khủng bố. Được đề xuất hồi tháng 9/2015 và nhận được sự ủng hộ từ cả đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội lưỡng viện Mỹ, nhưng dự luật hiện vẫn chưa được chuyển tới Thượng viện. 
Những bằng chứng rõ ràng 
Dự luật này sẽ chẳng gây ồn ào, căng thẳng đến vậy nếu không có những phản ứng gay gắt của Saudi Arabia và sự nhún nhường có phần khó hiểu của chính quyền Mỹ. Những động thái này góp phần xới lại câu chuyện tưởng chừng như đã trôi vào quên lãng. Báo chí Mỹ giờ lại đang sôi sục với những tài liệu tố cáo chính phủ nước này bưng bít vai trò của Saudi Arabia trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng hồi năm 2001.
Tờ New York Daily News đưa tin nhiều gia đình nạn nhân vụ 11/9 đã chỉ trích mạnh mẽ động thái của Nhà Trắng, coi đó là hành động “tự tát vào mặt mình”. Sức ép đối với Tổng thống Barack Obama càng gia tăng khi cả 2 ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ là Hillary Clinton và Bernie Sanders đều ủng hộ việc thông qua dự luật trên. 
Ngoài sức ép đòi công khai mối liên hệ của Saudi Arabia với vụ tấn công kinh hoàng trên đất Mỹ cách đây 15 năm, người ta còn đang sôi sục nghi vấn có hay không chuyện Chính phủ Mỹ cản trở điều tra hành động bảo trợ của nước ngoài trong vụ 11/9 nhằm bảo vệ các nhân vật cấp cao của đồng minh chiến lược tại Trung Đông. Hạ nghị sĩ Walter Jones thuộc đảng Cộng hòa mới đây đã trình dự luật đòi Tổng thống Obama công bố 28 trang tài liệu đóng dấu mật trong bản báo cáo điều tra về vụ 11/9 của Quốc hội Mỹ. 
3
Vụ khủng bố ngày 11/9 cách đây 15 năm một lần nữa lại khiến nước Mỹ xôn xao. Ảnh: Daily Times.
Theo Fox News, quyết định có giải mật hay không 28 trang tài liệu trên dự kiến sẽ được ông Obama đưa ra trong vòng 60 ngày tới. Chưa dừng lại tại đây, tờ New York Post đã tiến hành khai thác nguồn tin từ các nhân viên thuộc 
Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố hỗn hợp (JTTF) ở Washington D.C và thành phố San Diego - “cứ điểm” để một số kẻ không tặc người Saudi Arabia chuẩn bị cuộc tấn công, cũng như các điều tra viên tại Văn phòng cảnh sát hạt Fairfax vốn cũng tham gia điều tra vụ 11/9. Tất cả những nhân viên này không phủ nhận thực tế là mọi đầu mối đều dẫn đến Đại sứ quán Saudi Arabia ở Washington D.C cũng như Lãnh sự quán nước này ở thành phố Los Angeles.
Tuy nhiên, họ được yêu cầu “không đi đến cùng” manh mối này với lý do chung chung là “quyền miễn trừ ngoại giao” dành cho các chính phủ nước ngoài. Sự thiếu minh bạch càng khiến các dân biểu Mỹ ráo riết đưa dự luật ra xem xét để có thể sớm đưa sự thật ra ánh sáng. 
Về phía chính quyền Obama, có nhiều lý do để giới hành pháp phải vận động Quốc hội không thông qua dự luật này. Ngoài những hậu quả kinh tế nhãn tiền, nước Mỹ sẽ có thể mất nhiều hơn trong mối quan hệ đồng minh lâu đời với Saudi Arabia một khi sự thật bị vỡ lở. Nếu niềm tin bị sụp đổ, đó sẽ là những tổn hại không thể đong đếm với ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông, khu vực mà nước Mỹ không thể đánh mất trong các toan tính địa chiến lược. Và vì thế, chắc chắn chính quyền Obama sẽ không để hồ sơ vụ 11/9 tiếp tục ảnh hưởng tới tương lai của mối quan hệ với Saudi Arabia, hoặc ít nhất sẽ tìm cách “bàn giao” nó trong êm đẹp cho vị tổng thống tiếp theo./.
Thanh Sơn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.