Khi ta sống cuộc đời… mà người khác muốn

Hỏi một sinh viên ĐH năm tư: Gần ra trường rồi, em có định hướng nghề nghiệp gì chưa? Đáp: Chưa, chắc em về quê xin làm ở đâu đó như ba mẹ muốn.

​Khi ta sống cuộc đời… mà người khác muốn
Không ít bạn trẻ hiện nay thích ngành A nhưng phải học ngành B chỉ vì không muốn mang tiếng "cãi lời cha mẹ" - Ảnh minh họa: MakeMeFeed

Có một thực tế là cuộc đời là của chúng ta, nhưng lắm khi chúng ta lại sống do kỳ vọng của người khác chứ không phải do bản thân chúng ta đặt ra. 

Nhất là những quyết định liên quan đến sự nghiệp thì lắm khi lời khuyên/mong muốn của cha mẹ, thầy cô lẫn gợi ý của bạn bè/người thân trở thành một kỳ vọng mang tính áp đặt đối với chúng ta.

Những lựa chọn ấy thường sẽ là: lương cao, việc nhàn, tính ổn định, nghề này được xã hội trọng vọng, nghề thời thượng, hoặc là truyền thống gia đình.

Bản chất những từ trên cũng mang nghĩa tích cực…vì ai cũng vậy thôi, mong tốt cho con mình, trò mình (theo cách nghĩ của mình). Nhưng nhiều khi, nó đi ngược lại với điều thôi thúc bên trong mỗi người, bên trong bản thân chúng ta.

Và rồi thành ra, những từ ấy trở thành cái khuôn đóng khung chúng ta lại trong những vùng an toàn, trong những khu vực thoải mái… mà kỳ thực đang làm chúng ta bị bào mòn, dang dở những ước mơ cuộc đời, và thế là ta chọn cách sống một cuộc đời nhàn nhạt… miễn không phụ lòng người thân.

Sau đó, khi hối tiếc vì chưa làm được điều gì đó, hoặc ganh tị với ai đó làm được điều chúng ta muốn làm, chúng ta sẽ tự biện minh, rằng, vì thế nọ, tại bởi thế kia…

Trong cuốn sách Sống như ngày mai sẽ chết, tác giả Phi Tuyết (sinh năm 1990) có viết một ý rằng, trong cuộc đời của mình, mình phải là tác giả kịch bản, là đạo diễn và viết lên cho chính mình cuốn phim cuộc đời mà mình cũng sẽ đóng vai chính. Và đã đóng vai chính, nghĩa là phải nắm lấy quyền chủ động.

Hôm rồi có dịp gặp một bạn sinh viên năm thứ 4 của một trường đại học, tôi hỏi: “Gần ra trường rồi, em có định hướng nghề nghiệp gì chưa?”. Câu trả lời không làm tôi bất ngờ, rằng chưa, rằng có thể bạn sẽ về quê xin một công việc nào đó vì ba mẹ muốn thế, dù bạn muốn ở lại nơi này bay nhảy thêm một thời gian, tìm kiếm những công việc phù hợp.

Tôi hỏi: “Thế em thích làm gì?” Bạn kể cho tôi về giấc mơ muốn làm một MC truyền hình. Rằng bạn đã đọc nhiều tài liệu về thuyết trình trước đám đông, từng đi casting để tập dạn dĩ… Nhưng chắc để ba mẹ vui, bạn cứ sẽ về quê làm việc gì cũng được… còn giấc mơ MC để đó tính sau.

Vậy đó, làm ba mẹ vui. Đó là điều nên làm. Nhưng vì làm ba mẹ vui mà con cái phải hy sinh cả ước mơ sao? (Lúc này, có thể sẽ có người “bật” lại: thế ba mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho con cái thì sao).

Sẽ may mắn, nếu mong muốn, nếu sự thôi thúc bên trong của chúng ta cũng là điều mà cha mẹ, thầy cô kỳ vọng, chờ đợi, khuyến khích.

Nhưng có một thực tế là: hoặc chúng ta xấu hổ, rụt rè, không dám nói ra điều ta thích; hoặc sự bảo bọc, sự định hướng, sự cầm tay chỉ việc, sự nói phải làm thế này, cần làm cái kia quá lớn xung quanh đã làm triệt tiêu cái quyền dám bộc lộ, dám chia sẻ của mỗi người… Thành ra, thiếu sự thấu hiểu, thiếu sự cảm thông… giữa chúng ta và người lớn.

Một điều khác nữa, là cũng có những người lớn vì nghĩ rằng điều đó là tốt, là cần nên cũng chỉ khư khư áp đặt suy nghĩ, mong muốn mà không chịu "đặt chân vào giày người khác" để hiểu rằng điều mình muốn nào phải là điều người ta muốn. Con cái không nghe theo, sẽ gán cho những từ như bất hiếu, "con cãi cha mẹ trăm đường con hư".

Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống. Vậy trước ngưỡng cửa cuộc đời như chuẩn bị ra trường, chuẩn bị nộp đơn vào một nơi nào đó, ta có kịp hình dung giấc mơ của ta là gì, mục tiêu của chúng ta là gì?

Còn bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy, làm cô... liệu đã hiểu tâm hồn, ước mơ con trẻ?

Theo TTO

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.