Không tích hợp Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc ở bậc THPT

Ở bậc THPT, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ GD&ĐT thống nhất Lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc trong chương trình nhưng không tích hợp với môn Công dân với Tổ Quốc.
Chiều tối 7/12, một cuộc họp giữa đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo và đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã diễn ra, dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương.
 
Tại cuộc họp, khẳng định tích hợp là một xu hướng trên thế giới nhưng GS Trần Thị Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, nhiều nước chọn để Lịch sử là môn độc lập và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Trong khi đó, thông qua khảo sát tình hình đào tạo môn Lịch sử tại hơn 40 quốc gia trên thế giới do UNESCO cung cấp, đại diện Ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa cho rằng: "Số quốc gia dạy học Lịch sử tích hợp trong chương trình phổ thông cũng nhiều không kém. Vấn đề quan trọng là chúng ta xác định mục tiêu giáo dục là gì?
Theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã được thông qua tại Nghị quyết 29, giáo dục sẽ chuyển từ mô hình truyền thụ kiến thụ kiến thức sang mô hình đánh giá năng lực của người học. Với mục tiêu này, việc tích hợp các môn sẽ giúp giảm tải kiến thức cho học sinh và làm hình thành năng lực tổng hợp cho các em".
Sau khi bàn bạc và thảo luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có một số điểm thống nhất căn bản.
Ở bậc Tiểu học, Lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số ngành khoa học khác, chủ yếu giáo dục Lịch sử thông qua các câu chuyện để tạo hứng thú cho học sinh. Ở bậc Trung học cơ sở, hai phương án cần tiếp tục suy nghĩ.
Phương án 1: Để Sử và Địa là hai môn độc lập, viết thêm phần tích hợp kiến thức giữa hai môn này để học sinh phát triển khả năng tổng hợp.
Phương án 2: Xây dựng môn Sử Địa tích hợp, gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa Lý, những phần kiến thức có liên quan sẽ tạo thành các chuyên đề liên môn. Học sinh sẽ chỉ có một cuốn sách, bớt nặng nề và rườm rà hơn.
Ở bậc Trung học phổ thông, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất Lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc trong chương trình ở bậc học này nhưng không tích hợp Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc. Học sinh chọn học Lịch sử để thi Đại học sẽ học Lịch sử nâng cao. Đây là môn độc lập. Học sinh không theo Lịch sử như định hướng nghề nghiệp mà sẽ học bắt buộc môn Sử Địa với kiến thức cơ bản. Điều này đảm bảo tất cả các học sinh vẫn học Lịch sử nhưng ở các cấp độ khác nhau.
Sau khi thống nhất về chủ trương chung, các nhà khoa học và Ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa sẽ tiếp tục bàn bạc để đi đến thống nhất, làm sao để việc cải cách giáo dục Lịch sử phải thực sự hiệu quả, hấp dẫn, thiết thực với học sinh.
Theo dantri.com.vn

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.