Kinh tế

Kinh nghiệm nuôi cá lồng bè vượt lũ của người dân vùng cao Nghệ An

Thanh Phúc - Hoài Thu 30/09/2024 08:03

Nuôi cá lồng bè trên hồ thuỷ điện trở thành sinh kế của nhiều người dân ở vùng cao Nghệ An. Bởi vậy, việc đảm bảo an toàn cho các lồng nuôi cá trong mùa mưa bão được các hộ nuôi quan tâm...

bna_toan.jpg
Trên lòng hồ thủy điện Hủa Na, có gần 100 hộ tham gia nuôi cá với hơn 600 lồng. Nhiều năm trở lại đây, nuôi cá lồng trên hồ thủy điện đã giúp người dân 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ (Quế Phong) phát triển kinh tế, góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào. Ảnh: T.P
bna_2(1).jpg
Hộ anh Lang Văn Cường ở bản Mường Hinh, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong có 18 lồng cá trên lòng hồ thủy điện Hủa Na. Chủ yếu là nuôi cá leo, cá trắm với số lượng khoảng 4.000 con/lứa. Ảnh: H.T
bna_san.jpg
Hàng ngày, hai vợ chồng anh ở hẳn trên chiếc bè nổi để chăm sóc cá. Thức ăn của cá là cỏ voi, lá sắn, sắn củ và các loại cá vặt trên sông, đều tự khai thác mà không mất tiền mua. Ảnh: T.P
bna_do.jpg
“Vợ thì đi rẫy, đi rừng cắt cỏ, hái lá sắn, nhổ sắn làm thức ăn xanh cho cá. Còn tôi thì đi thả đó để bắt cá vặt như cá mương, tép… bổ sung chất đạm cho cá. Mỗi mẻ lưới, ít thì vài ba yến, có khi trúng luồng thì lên cả tạ. Thoải mái cho cá trong lồng bè ăn. Cũng nhờ tận dụng thức ăn tự nhiên nên cá khoẻ, sinh trưởng tốt, chống chọi được với mưa lũ”, anh Cường cho biết. Ảnh: H.T
chắc chắn
Nghề nuôi cá lồng trên sông hiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là hiện nay, mưa lũ ngày càng diễn biến thất thường đòi hỏi người dân phải có kinh nghiệm và kiến thức để nuôi cá lồng vượt qua mùa mưa lũ. Ảnh: T.P
bna_bat.jpg
Gắn bó với nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na cả chục năm nay, theo kinh nghiệm của anh Lang Văn Cường, để giảm thiểu thiệt hại vào mùa mưa lũ, trước hết là phải chọn thời điểm thả cá giống phù hợp, căn làm sao để kịp thu hoạch trước khi bước vào cao điểm mưa bão (tháng 10 hàng năm). Ngoài ra, ở nhà, anh cũng đã chuẩn bị những ao nuôi dự phòng. Ảnh: H.T
lồng bè chắc chắn
Nhiều hộ chú trọng vào việc đầu tư lồng bè chắc chắn, thiết kế lồng bè phù hợp. Vào mùa mưa bão mua bổ sung các loại dây cáp, dây chão để chằng giữ hệ thống lồng bè, tránh trôi dạt khi nước dâng. Ảnh: T.P
bna_lap-them-phi-noi(1).jpg
Đồng thời, bổ sung thêm phi nổi, tăng lớp lưới ở các lồng nuôi; dưới đáy lồng, thả các bao cát nặng để cố định lưới, tránh xoắn lưới, va đập khi xảy ra mưa bão. Ảnh: H.T
gia cố lưới
Còn ông Lương Văn Thắng nuôi cá lồng ở gần bờ, do đó, ông đổ cọc bê tông cắm sâu vào bờ để gia cố cho lồng bè chắc chắn hơn. Ngoài ra, ông cũng gia cố thêm khung lưới B40 trước đầu khu lồng bè về phía thượng lưu ngăn gỗ, rác thải lao thẳng vào lồng bè theo nước lũ trôi về. Ảnh: T.P
trang bị
Các hộ cũng chủ động trang bị phao nổi phòng sự cố bất trắc xảy ra vào mùa mưa bão. Ảnh: T.P
ắc quy
Hơn 10 năm nuôi cá lồng trên sông Chu, đã không ít lần người dân các xã Đồng Văn, Thông Thụ (Quế Phong) chịu thất bại nặng nề do mưa lũ. Những thất bại đó là bài học lớn trong việc sản xuất trên sông nước với nhiều ẩn họa khó lường, do đó, người dân dần tích lũy kinh nghiệm, cập nhật kiến thức để có biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Trong ảnh: Anh Lang Văn Cường kiểm tra hệ thống ắc quy tích điện, đảm bảo an toàn cho lồng bè mùa mưa bão. Ảnh: H.T
bna_cuoi.jpg
“Nhiều năm trở lại đây, người dân rất chú trọng về thay đổi chất liệu lồng bè, cũng như rút kinh nghiệm trong phòng, chống bão, lũ, nên đã giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão”, ông Lương Văn Thương - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đồng Văn cho biết. Ảnh: T.P
Clip: Phúc - Thu
Mới nhất
x
Kinh nghiệm nuôi cá lồng bè vượt lũ của người dân vùng cao Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO