Làng nghề làm trúm bắt lươn độc đáo ở Nghệ An

25/04/2016 22:14

(Baonghean.vn) - Làm trúm, bắt lươn đồng là nghề truyền thống đã có từ lâu đời ở làng Văn Tràng, xã Long Thành, huyện Yên Thành. Nghề không những giải quyết việc làm cho lao động trong thời gian nông nhàn mà còn đưa lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

a
Từ tháng Giêng đến tháng Chín (âm lịch) là thời điểm mà làng Văn Tràng nhộn nhịp với nghề thủ công làm trúm bắt lươn đồng. Đặc biệt khi cây lúa vụ xuân và hè thu ở giai đoạn đứng cái làm đòng và trổ bông là thời kỳ lươn đồng phát triển mạnh, vì thế khách hàng từ nhiều nơi trong và ngoài huyện đã tìm về mua để làm nghề thả trúm bắt lươn.
a
Làng có 132 hộ thì có đến 2/3 hộ dân làm nghề này và đã giải quyết việc làm cho trên 100 lao động, bình quân mỗi hộ đều có nguồn thu ổn định từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng.
a
Theo bà Nguyễn Thị Chính, người có thâm niên trên 20 năm nghề làm trúm thì đây là nghề không lam lũ vất vả, vốn đầu tư ít, nhưng người làm phải kiên trì, tỷ mỉ trong từng công đoạn. Cây nứa làm trúm phải chọn loại già, có đường đường kính từ 2,7-3 cm; chiều dài mỗi ống trên 50 cm. Đuôi trúm được bịt kín bằng mắt nứa, có lỗ thông hơi; đầu trúm được dùng loại dao sắc để khoét nhẵn và đậy lại bằng nắp tre đan theo hình chóp.
a
Nét đặc trưng riêng của loại trúm lươn ở đây được làm bằng tre, nứa và cây trúc. Nguyên liệu được thu mua từ các huyện miền núi trong tỉnh, vì thế giá thành hạ, không làm ảnh hưởng môi trường sinh thái trên đồng ruộng, ao đầm. Khi lươn vào trúm ăn mồi có thể sống trong thời gian dài mà không bị chết như các loại trúm làm bằng ống nhựa Polime.
a

Để mỗi chiếc trúm bắt được nhiều lươn thì một trong những yếu tố quan trọng đó là công đoạn làm nắp trúm. Theo đó nắp được đan bằng nan tre già, được kết lại bằng sợi trúc, vừa tạo được độ bền và chắc chắn. Đây là khâu khó nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao, nan tre và dây trúc phải chẻ rất mỏng được vót trơn mịn, để khi dụ lươn vào ăn mồi dễ dàng, không bị trầy xước vùng da và lươn bị nhốt ở trong không thể trườn ra ngoài được.

a
Hầu hết thanh niên ở làng Văn Tràng không phải đi làm ăn xa, ngoài làm trúm còn có nghề thả trúm bắt lươn đồng; mỗi người cũng sắm từ 150-200 chiếc, bình quân mỗi tối bắt được 2 kg lươn, theo giá thị trường hiện tại cũng có thêm nguồn thu gần 200 ngàn đồng.
a
Lươn được bắt bằng trúm thả đồng là đặc sản riêng của xứ Nghệ.

Thái Dương – Đài Yên Thành.

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Làng nghề làm trúm bắt lươn độc đáo ở Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO