Lo ngại Triều Tiên, Nhật có thể xem xét chính sách đánh đòn phủ đầu

Nhiều quan chức Nhật đang thảo luận biện pháp cứng rắn để đối phó với các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

lo-ngai-trieu-tien-nhat-co-the-xem-xet-chinh-sach-danh-don-phu-dau

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera khẳng định nước này cần nâng cấp tên lửa đối phó Triều Tiên. Ảnh: AP.

Sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản, một số quan chức ở Tokyo công khai cho rằng đã đến lúc cần có cách tiếp cận mới với chính sách phòng vệ quốc gia, bao gồm năng lực tấn công phủ đầu hạn chế và mua sắm thêm tên lửa để đối phó với Bình Nhưỡng, Fox News hôm nay đưa tin.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và các quan chức trong chính phủ hồi đầu năm đã xem xét chính sách đánh đòn phủ đầu, nhưng cuộc tranh luận không dẫn đến kết quả rõ ràng vì Tokyo khi đó không phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, các thảo luận này gia tăng sau khi Triều Tiên phóng tên lửa bay qua Nhật Bản hôm 29/8. Thủ tướng Abe gọi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là "chưa từng có tiền lệ, là mối đe doạ nghiêm trọng". 

Sau vụ phóng tên lửa, nhiều quan chức theo đường lối cứng rắn trong đảng cầm quyền đã thúc giục chính phủ xem xét lại các kế hoạch quân sự. Tờ Mainichi cũng đặt vấn đề phát triển kế hoạch đánh phủ đầu một ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 31/8 tuyên bố một khoản ngân sách 48 triệu USD nhằm nâng cấp quân đội và hệ thống phòng thủ tên lửa. Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera khẳng định Nhật cần nâng cấp tên lửa khi Triều Tiên được dự đoán sẽ có thêm các hành động khiêu khích.

Tháng trước, ông Onodera cho rằng Nhật Bản trước hết cần có năng lực tấn công các căn cứ quân sự của Triều Tiên. "Chúng ta cần xem xét từ quan điểm là Nhật có thể làm gì để tăng cường năng lực ngăn chặn trong liên minh với Mỹ và để bảo đảm cuộc sống, tài sản của người dân Nhật Bản", ông Onodera nói trên Japan Times.

Hiện Nhật Bản sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa hai lớp, gồm các tàu chiến trang bị hệ thống chiến đấu Aegis trên biển và tổ hợp đánh chặn PAC-3 trên đất liền.

Nếu Nhật Bản thông qua chính sách đánh đòn phủ đầu, Tokyo có thể sở hữu tên lửa hành trình phóng từ hệ thống Aegis hoặc chiến đấu cơ để tiêu diệt bệ phóng tên lửa đối phương. Nhờ đó Tokyo có thể chặn đứng bất kỳ tên lửa nào mà Triều Tiên phóng ra, trước khi nó rơi xuống Nhật Bản.

Tuy nhiên việc phát triển năng lực đánh đòn phủ đầu ở Nhật Bản vẫn chưa có nhiều người ủng hộ. Hiến pháp nước này cấm lực lượng vũ trang có bất cứ hành động can thiệp quân sự nào với nước ngoài nếu Nhật Bản chưa bị tấn công trước.

Theo VNE

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.