Lời đe dọa của Trump 'làm lợi' cho Triều Tiên

(Baonghean.vn) - Giới phân tích nhận định với những lời đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump hóa ra đang làm lợi cho Bình Nhưỡng, bằng cách đưa ra bằng chứng chương trình vũ khí hạt nhân của quốc gia Đông Bắc Á là nhằm mục đích phòng thủ. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA

Trong bài phát biểu đầu tiên tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Tổng thống Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc với Bình Nhưỡng. Ông Trump tuyên bố: “Nếu Mỹ bị buộc phải tự vệ hoặc bảo vệ các đồng minh của mình, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên”. 

Theo giới phân tích, lời cảnh báo này không những không hề thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ động cơ phát triển các vũ khí hạt nhân, mà lại có thể tạo ra tác dụng ngược.

Ông Marcus Noland, chuyên gia tới từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ) nhận xét: “Với những ngôn từ này, Tổng thống Trump đã tự mình đưa ra bài giới thiệu ngắn của thế kỷ cho chế độ nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đoạn giới thiệu này sẽ được phát đi phát lại trên kênh truyền hình quốc gia Triều Tiên”, như một bằng chứng chứng tỏ Bình Nhưỡng cần một biện pháp đánh chặn hiệu quả để đối phó với điều mà nước này xem là hành động gây hấn của Mỹ. 

Trong khi đó, chuyên gia nghiên cứu Joel Wit tới từ Viện Mỹ-Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho rằng bất chấp những lời hăm dọa này, không rõ liệu Washington có sẵn sàng trả giá nếu một cuộc xung đột nổ ra hay không.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng ông Trump là một “nhà lãnh đạo khó đoán định và rất khó để xác định khi nào ông ấy nghiêm túc và khi nào không”. Ông Wit cho rằng lời đe dọa của Tổng thống Trump “tiến hành hoạt động quân sự” đối với Triều Tiên dường như không khiến người dân nước này lo sợ.

Trái ngược quan điểm trên, chuyên gia Jeung Young-Tae, Giám đốc Viện nghiên cứu quân sự thuộc Đại học Dongyang (Hàn Quốc) nhận định mối đe dọa gia tăng từ Triều Tiên có nghĩa nước này không coi tuyên bố của ông Trump là “lời đe dọa suông”, và hiện mối đe dọa từ Bình Nhưỡng không còn là viển vông với nhiều người dân Mỹ./.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.