Lời nói và hành động

(Baonghean) - Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra lần thứ 4 trong năm nay bàn về cuộc khủng hoảng người di cư, mọi lĩnh vực chính sách đều là điểm nóng gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng sau hội nghị, hành động và lời nói của các bên sẽ khó lòng song hành trên thực tế.

Diễn ra trong bối cảnh tương đối ảm đạm và tình hình có nhiều căng thẳng, hội nghị thượng đỉnh lần này đa phần nhắm tới việc xoa dịu, hòa hoãn bầu không khí, tránh nguy cơ xảy ra tranh cãi lớn giữa các nguyên thủ hoặc tình cảnh các bên thi nhau đổ lỗi như dư luận từng được chứng kiến trong các cuộc gặp trước đây. 
Dòng người di cư hướng về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp. 	Ảnh: Getty Images.
Dòng người di cư hướng về phía biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp. Ảnh: Getty Images.
Theo tờ Deutsche Welle, một trong những nội dung quan trọng nhất trong hội nghị lần này là EU đã thống nhất mở ra chương mới cho tiến trình đàm phán bị đình trệ lâu nay của Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy sự hợp tác từ nước này về vấn đề khủng hoảng người di cư. 
Đêm 15/10, EU đã đi đến thỏa thuận về việc theo đuổi một “kế hoạch hành động” phối hợp cùng Ankara. Đây là động thái của các nhà lãnh đạo EU nhằm mau chóng thúc đẩy đạt được sự hợp tác tích cực từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, ngăn cản dòng người di cư lên tới con số hàng trăm nghìn đang ồ ạt đổ xô vào châu Âu từ quốc gia cửa ngõ này. Bên cạnh đó, các nguyên thủ cũng đã đồng thuận về gói biện pháp trấn áp để bảo vệ các vùng biên giới bất ổn của liên minh, chống chọi với những “làn sóng” người di cư có thể xảy đến trong tương lai.
Dĩ nhiên, vấn đề khủng hoảng người di cư không thể giải quyết trong một sớm một chiều, cũng không thể kỳ vọng nhiều đột phá từ hội nghị lần này, nhất là khi tờ Guardian dẫn lời một quan chức cấp cao trực tiếp dự họp khẳng định các bên vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho bài toán khủng hoảng, đa phần “chỉ có những câu hỏi” được đặt ra. Không những thế, Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk cũng chỉ dám bày tỏ thái độ “lạc quan một cách thận trọng” về kết quả của hội nghị mà ông là người chủ trì.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi khoảng 700.000 người chọn làm “bàn đạp” để tiến vào lục địa già chỉ riêng trong năm 2015. Theo các nguồn tin, châu Âu đang cân nhắc đề xuất với Ankara khoản viện trợ tài chính lên tới 3 tỷ EUR, hỗ trợ việc đi lại nhanh hơn, miễn thị thực vào châu Âu cho 75 triệu công dân Thổ Nhĩ Kỳ, nối lại các đàm phán bị đóng băng về nỗ lực trở thành thành viên EU của nước này,… Tất cả nhằm tranh thủ sự ủng hộ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khoản tiền hỗ trợ kia hiện chưa sẵn có và vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc dành ưu đãi thị thực cho người Thổ.
Mục đích của bản thỏa ước giữa 2 bên hết sức dễ nhận thấy, đó là dùng những ưu đãi nhất định để thuyết phục chính quyền Ankara chấp thuận giữ chân hơn 2 triệu người Syria đang có mặt trên lãnh thổ nước này và ngăn chặn những nỗ lực của họ để đặt chân tới “miền đất hứa” châu Âu. Song phải thừa nhận rằng, khả năng đi đến một hiệp định được đánh giá là có ý nghĩa với Ankara là không nhiều, nếu không muốn nói là vô cùng ít ỏi trong ngắn hạn. Điều khả quan nhất mà chúng ta có thể kỳ vọng trong những tháng trước mắt là châu Âu sẽ đồng ý tiếp nhận một số lượng nào đó trong tổng số hơn 2 triệu người Syria đang “nương nhờ” Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội nghị thượng đỉnh vừa rồi của EU cũng được đánh giá là đã truyền đi giọng điệu hết sức cứng rắn, thể hiện qua những biện pháp mới nhằm củng cố các khu vực ngoại vi và biên giới của nhóm nước này. Mục tiêu của gói biện pháp vừa được thông qua nhằm cho phép bắt giữ người di cư trong quá trình những người này tìm cách xâm nhập châu Âu bất hợp pháp, nỗ lực thay thế các cơ quan nhà nước phụ trách vấn đề biên giới bằng các cơ quan mới của EU và thuyết phục các nước nằm ngoài EU chung tay hỗ trợ, giảm thiểu tình trạng công dân của họ rời bỏ đất nước hoặc công dân nước khác quá cảnh ở lãnh thổ của họ để tiến về châu Âu. 
Tuy nhiên, dù lạc quan đến mấy, vẫn phải thừa nhận thực tế rằng nhiều khả năng những hành động được tiến hành sau hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ không hề phù hợp với ngôn ngữ, giọng điệu đã đưa ra. Bởi lẽ, tất cả các lĩnh vực chính sách được bàn thảo trong cuộc gặp đều gây nhiều tranh cãi và chưa có vấn đề nào được chốt lại.
Hai em bé lạc cha mẹ trong dòng người di cư tại khu vực biên giới Hy Lạp - Macedonia.
Hai em bé lạc cha mẹ trong dòng người di cư tại khu vực biên giới Hy Lạp - Macedonia.
Lấy ví dụ, Ủy ban châu Âu và Đức đang tiến tới thúc đẩy một cơ chế tị nạn và nhập cư mới, với mong muốn số người xin cơ chế tị nạn thành công sẽ được phân bổ rộng khắp liên minh trên cơ sở ràng buộc và lâu dài. Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định hiện nay chưa có sự chia sẻ công bằng về số người di cư tại châu Âu, trong khi Thủ tướng Áo Werner Faymann lại cho rằng cần có một cam kết mới mang tính ràng buộc trách nhiệm để tái phân bổ hơn 160.000 người trên khắp châu Âu mà vốn dĩ đã đạt được thống nhất trước đó.
Chưa hết, nhiều chính phủ muốn EU triển khai quân tại các cửa khẩu chính mà người di cư đặt chân đến trên các hòn đảo của Hy Lạp và phía Nam Italy, nhưng họ lại không muốn điều tương tự xảy ra tại biên giới nước mình, biện luận rằng hành động như vậy liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia của các thành viên.
Ngoài ra, còn tồn tại sự lúng túng và tranh luận về các biện pháp mới đối phó với dòng người, mà trọng tâm là ý tưởng về “các điểm nóng” - nơi những người mới đến dừng chân tại Hy Lạp và Italy để làm thủ tục đăng ký và lấy vân tay. Đức và các nước khác muốn các cơ sở mới này trở thành các khu trại để giữ chân những người đang trong quá trình kiểm tra và xin cấp phép. Thế nhưng, người Italy lại nói rằng họ không muốn có những nơi được gọi là “trại tập trung” trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Tạm kết, mượn lời tập đoàn tư vấn rủi ro Eurasia nói rằng “Cuộc khủng hoảng di cư sẽ tiếp tục chi phối chương trình nghị sự chính trị của EU”. Quả thật, đây sẽ vẫn là trọng điểm làm đau đầu giới chính trị gia khu vực, đáng lo ngại hơn sẽ có khả năng thổi phồng những thách thức đang hiện hữu trong lòng EU. Nền chính trị châu Âu dường như đang ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro, hiểm họa và có nguy cơ bị chia rẽ sâu sắc. Sau hội nghị thượng đỉnh vừa rồi, chắc chắn một điều rằng ban lãnh đạo EU vẫn phải tiếp tục vật lộn để bảo vệ uy tín của mình, không để mất đi sự tín nhiệm từ phía công luận.
Thu Giang

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.