'Long COVID': Các triệu chứng và mẹo để kiểm soát

Minh Châu (biên dịch) (Theo British Heart Foundation)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa “Long COVID” tạm dịch là “COVID kéo dài” là "thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu Covid-19 với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng một chẩn đoán thay thế".

Các triệu chứng của Covid kéo dài là gì?

Mặc dù hầu hết những người bị nhiễm Covid-19 đều hồi phục nhanh chóng, nhưng đối với một số tác động của virus có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Điều này được gọi là "Long COVID".

Đối với một số người, nó có vẻ giống như một chu kỳ cải thiện sức khỏe trong một thời gian và sau đó lại trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng của coronavirus kéo dài có thể bao gồm: mệt mỏi, khó thở hoặc thở gấp, khó ngủ, lo lắng và trầm cảm, tim đập nhanh, đau tức ngực, đau khớp hoặc cơ, khó tập trung (Chứng sương mù não), thay đổi khứu giác hoặc vị giác, ho dai dẳng.

Ảnh minh họa. Theo blodsky
Ảnh minh họa. Theo blodsky 

Và các triệu chứng phổ biến nhất mà những người mắc chứng Covid kéo dài gặp phải là mệt mỏi (51%), mất khứu giác (37%), khó thở (36%), tiếp theo là khó tập trung (28%).

Mẹo để kiểm soát các triệu chứng Covid-19 kéo dài:

Đối với triệu chứng mệt mỏi và khó thở

Nên đánh giá bản thân, lên kế hoạch cho những gì sẽ làm và đừng cố gắng quá sức. Cố gắng chia các công việc cảm thấy khó thành nhiều phần nhỏ hơn và xen kẽ các hoạt động dễ hơn và khó hơn. Cân nhắc thời gian tốt nhất trong ngày để thực hiện các hoạt động nhất định dựa trên mức năng lượng của bạn.

Thường xuyên nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, hãy nghỉ ngơi trước khi kiệt sức. Duy trì hoạt động nhẹ nhàng dù chúng khiến bạn cảm thấy khó thở. Nếu bạn ngừng sử dụng cơ, chúng sẽ yếu đi, có thể khiến bạn khó thở hơn khi cố gắng sử dụng chúng.

Cố gắng tăng dần chế độ tập luyện. Hãy thử đi bộ ngắn hoặc thực hiện các bài tập sức mạnh đơn giản và từ từ tăng cường cơ thể. Đối với người sử dụng gậy chống hoặc khung, hãy nghiêng người về phía trước khi cảm thấy khó thở.

Tâm trạng và sức khỏe tinh thần

Hãy giữ tâm trạng tích cực, vui vẻ trong quá trình hồi phục của bạn. Giao tiếp, kết nối với người thân, bạn bè để giúp bản thân vui vẻ, thoải mái hơn. Tạo lập một thói quen hàng ngày có thể giúp bạn có tâm trạng tốt và cảm giác ổn định. Duy trì hoạt động - tiếp tục vận động sẽ giúp giải phóng endorphin và cải thiện tâm trạng của bạn.

Mẹo cho các vấn đề về tư duy hoặc trí nhớ

Việc ghi chú để giúp bạn ghi nhớ mọi thứ, tránh quên các công việc quan trọng, cố gắng giảm bớt phiền nhiễu. Việc lập kế hoạch rõ ràng có thể hữu ích trước khi tiếp cận bất kỳ vấn đề hoặc tình huống mới hoặc phức tạp nào. Hãy chia nhỏ nó thành các bước và tiếp tục kiểm tra kế hoạch của bạn khi thực hiện.

Mẹo giảm đau khớp hoặc cơ

Các bài tập linh hoạt (như căng cơ, yoga và thái cực quyền) và các bài tập sức mạnh (như leo cầu thang, nâng tạ và tập với dây kháng lực) có thể hữu ích. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập thể dục mới.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.