Mối thâm thù phức tạp giữa Azerbaijan và Armenia

Tình hình căng thẳng hiện nay giữa hai nước Azerbaijan và Armenia không phải bây giờ mới có. Đó là cả mối thâm thù mang tính lịch sử.

Hai nước từng đối nghịch nhau rất căng thẳng vào giai đoạn 1988-1990 và đã trải qua chiến tranh khốc liệt từ năm 1992-1994 do tranh giành khu vực Nagorno-Karabakh.

moi tham thu phuc tap giua azerbaijan va armenia hinh 0
Bản đồ Azerbaijan, Armenia và vùng Nagorno-Karabakh.

Căng thẳng giữa hai nước thậm chí đã có từ ít nhất là đầu thế kỷ 20. Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga, hai nước Azerbaijan và Armenia giành được độc lập và cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng Nagorno-Karabakh. Ngoài chiến tranh giữa hai nước, còn có cuộc chiến giữa quân đội Azerbaijan và những người Nagorno-Karabakh chủ trương ly khai.

Thế nhưng từ khi hai nước trở thành các nước cộng hòa thành viên của nước Nga Xô viết (vào năm 1920), các căng thẳng này dịu đi trong một thời gian dài. Nagorno-Karabakh được hưởng quy chế khu tự trị và nằm trong nước Cộng hòa XHCN Xô viết Azerbaijan.

Như vậy với quá trình hình thành nước Nga Xô viết và sau đó là Liên Xô, mâu thuẫn tại Nagorno-Karabakh tạm lắng đi. Chính việc nước Nga Xô viết “phân” Nagorno-Karabakh về Azerbaijan đã góp phần tạo nền tảng cho chủ quyền của Azerbaijan đối với khu vực này.

moi tham thu phuc tap giua azerbaijan va armenia hinh 1
Người dân của tộc Armenia khóc thương lính Armenia tử trận ở vùng Nagorno-Karabakh. Ảnh: Getty Images.

Việc Nagorno-Karabakh được đưa vào Azerbaijan thời đó một phần là do tác động của yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ và tính toán của các lãnh đạo Liên Xô khi đó.

Mâu thuẫn tồn tại ở Nagorno-Karabakh là mâu thuẫn sắc tộc (vùng này cư dân đa phần là người Armenia và họ có nguyện vọng sáp nhập với Armenia, thoát khỏi sự chi phối của người Azerbaijan), và mâu thuẫn tôn giáo (quốc giáo của Azerbaijan là Hồi giáo, còn tôn giáo phổ biến nhất của người Armenia là Kitô giáo).

Đến khi Liên Xô suy yếu vào cuối thập niên 1980 và sụp đổ vào năm 1991, mâu thuẫn sắc tộc và mâu thuẫn tôn giáo trỗi dậy trở lại. Vùng tự trị Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập với Azerbaijan và muốn sáp nhập vào lãnh thổ Armenia.

Chiến tranh giữa Nagorno-Karabakh (được Armenia hậu thuẫn) với Azerbaijan nổ ra. Kết quả, 30.000 người chết, hàng trăm ngàn người phải chuyển chỗ ở, và Azerbaijan đánh mất quyền kiểm soát đối với vùng này.

Nước “Cộng hòa Nagorno-Karabakh” tự phong đã tồn tại từ đó đến giờ dù không được cộng đồng quốc tế công nhận (chỉ có vài “quốc gia” đồng cảnh ngộ không được quốc tế công nhận thì mới công nhận nền độc lập của “Cộng hòa Nagorno-Karabakh”).

moi tham thu phuc tap giua azerbaijan va armenia hinh 2
Những người ủng hộ Azerbaijan ở Berlin. Ảnh: Getty Images.

Dưới sự trung gian hòa giải của Nga, thỏa thuận ngưng chiến giữa Azerbaijan, Armenia và Nagorno-Karabakh đã được ký kết vào tháng 5/1994 và một khu phi quân sự được thiết lập giữa các lực lượng đối địch ở đây.

Từ đó đến nay thi thoảng vẫn xảy ra các cuộc đụng độ quân sự lẻ tẻ giữa các bên. Vụ giao tranh đẫm máu nhất giữa đôi bên là vào đầu tháng 4/2016 khi các lực lượng quân sự “binh chủng hợp thành” đã được huy động, khiến ít nhất hàng chục binh sĩ thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.

Trong giai đoạn 1988-1994, tình trạng bạo lực nhằm vào dân thường của hai tộc người đối địch gia tăng ở Nagorno-Karabakh. Có nhiều cáo buộc với nội dung người Armenia thảm sát người Azerbaijan và ngược lại. Nhiều người tộc Armenia bị trục xuất khỏi lãnh thổ Azerbaijan, và nhiều người tộc Azerbaijan bị xua đuổi khỏi Armenia.

Riêng ở Nagorno-Karabakh đã xảy ra hai quá trình ngược nhau: Azerbajan hóa và Armenia hóa. Cuối cùng, xu hướng Armenia hóa thắng thế. Ban đầu người Armenia chỉ chiếm 60% dân số nhưng sau đó đã chiếm ưu thế hoàn toàn, đặc biệt là sau thắng lợi của họ trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh. Ngoài việc người Azerbaijan bị đuổi đi, có thêm nhiều người Armenia từ Armenia di cư sang đây sinh sống.

Mặc dù hiện nay Liên Hợp Quốc công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh, nhưng theo một số nguồn thông tin lịch sử, phần lớn khu vực này từng thuộc về vương quốc Armenia thời cổ đại (trước Công nguyên) và trong nhiều giai đoạn, nơi đây là nơi sinh sống của nhiều tộc người, trong đó có cả tộc Azerbaijan và Armenia.

Theo VOV

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.