Một số biện pháp khẩn cấp để chống chìm tàu

19/07/2017 09:42

(Baonghean.vn) - Tai nạn đâm va thường đem đến hậu quả rất thảm khốc, ngoài việc gây thiệt hại về con người và tài sản, tai nạn đâm va có thể dẫn đến hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế nghiên cứu phân tích về tai nạn đâm va đóng một vai trò rất quan trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn có thể gặp phải trong điều khiển tàu.

Khi tàu bị đâm va, mắc cạn hay khi một lượng nước lớn tràn vào tàu qua phần mở của vỏ trong thời tiết xấu nhiều trường hợp tàu bị lật, chìm hoặc các thảm họa khác dẫn đến tổn thất toàn bộ. Trong các yếu tố này, vấn đề quan trọng là phải tìm ra chỗ rò rỉ càng sớm càng tốt và có hành động phù hợp. Khi rò rỉ xảy ra thì phải khẩn trương áp dụng các biện pháp tự cứu

1. Thứ tự của công tác cứu thủng tàu thuyền

- Phát hiện chỗ hư hỏng của thân tàu, xác định vị trí và kích thước vị trí nước tràn vào tàu;

- Tiến hành áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn, hạn chế không cho nước vào tàu, nước lan tràn sang các khoang khác của tàu và lan tràn ra toàn tàu;

- Bơm hút nước ra khỏi tàu;

- Tăng cường củng cố, bảo đảm vững chắc các vị trí vừa được chống thủng, bảo đảm kín nước một cách tối đa bằng các dụng cụ chuyên dụng chống chìm, chống đỡ, cố định;

- Phục hồi độ kín nước của thành tàu, chống đỡ, tăng cường độ bền vững của các liên kết ngang, dọc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

2. Hoạt động cứu thủng

Hoạt động cứu thủng phải được tiến hành đồng thời bao gồm cả trợ giúp từ xa về tư vấn kỹ thuật để phương tiện bị nạn có thể tự khắc phục trong khi chờ đợi sự chi viện, trợ giúp trực tiếp;

Với những lỗ thủng nhỏ, thường cứu thủng bằng các kỹ thuật chủ yếu sau:

- Sử dụng các thiết bị, vật tư để bịt lỗ thủng: Với những lỗ thủng trên thân tàu nhỏ, người ta có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng để bịt lỗ thủng, ngăn không cho nước tràn vào tàu, bao gồm:

+ Đệm mềm (thảm chống thủng, chăn), đệm nửa cứng: Sử dụng để bịt các lỗ thủng, vết nứt ở những nơi mà không sử dụng các thiết bị khác được;

+ Đệm cứng: Để bịt các lỗ thủng trên vách, mạn phẳng có mép quăn bị phá uốn vào bên trong hoặc cong ra ngoài; tiến hành bịt từ phía trong tàu;

+ Đệm kim loại hình van: Để bịt các lỗ thủng nhỏ, có thể bịt từ bên trong ra cũng như từ bên ngoài vào;

+ Tấm thép gấp: Sử dụng bịt các lỗ thủng nhỏ ở mạn tàu, mép quăn lỗ thủng uốn vào trong;

+ Nút gỗ: Dùng để bịt các lỗ thủng nhỏ ở thân tàu, vách ngăn có tính tạm thời;

+ Các thiết bị, dụng cụ phụ trợ: Cột chống, kẹp vạn năng, tăng đơ, thanh vặn có đầu xoay chữ T...

Tàu cứu hộ lai dắt tàu cá của ngư dân miền Trung từng bị tông chìm ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh minh họa: Minh Hoàng.
Tàu cứu hộ lai dắt tàu cá của ngư dân miền Trung từng bị tông chìm ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh minh họa

Sau khi tiến hành bịt lỗ thủng bằng các thiết bị dụng cụ như trên, cần thiết phải gia cường chỗ bịt thủng bằng việc gia cường cột đỡ, đổ bê tông, hàn điện... để tăng khả năng chịu lực của chỗ được bịt thủng;

- Với những vết thủng lớn, khả năng bịt thủng của tàu là không thể thực hiện được, phải tiến hành các biện pháp cứu đắm tàu:

+ Phương pháp móc: Sử dụng một dây cáp quấn quanh phần thấp của tàu bị nạn, cả hai đầu dây cáp được buộc vào các phao cứu đắm;

+ Buộc dây tới vật cố định: Một đầu dây được buộc vào bích hoặc một cấu trúc cố định, chắc chắn của tàu, đầu kia nối với phao cứu đắm;

+ Dùng tàu giữ: Hai tàu cứu hộ (02 tàu cá khác) được điều động tới vị trí dọc mạn, song song với tàu bị nạn ở khoảng cách thích hợp, sau đó dây cáp được luồn qua phía dưới của tàu bị nạn và được cố định vào hai tàu cứu hộ; chú ý việc buộc dây có thể tháo bỏ được ngay khi có tình huống bất trắc xảy ra;

+ Dùng tàu khác kéo mũi tàu và thả lưới từ mũi tàu bị nạn;

+ Phương pháp vào cạn: Nếu có thể, tiến hành đưa hoặc chỉ dẫn cho tàu bị nạn tới vùng nước nông có chất đáy phù hợp để gác cạn.

3. Cứu thuyền viên

Trong trường hợp nguy cấp khi tàu bị nước vào không thể tự cứu mình hoặc khi có nguy cơ tàu gặp nguy hiểm như lật, chìm, cần gửi điện cấp cứu tới các cơ quan chức năng xin trợ giúp và các tàu đang hành trình lân cận cũng sẽ nhận được thông tin cấp cứu sẽ hỗ trợ.

Thuyền viên sẽ được chỉ thị hạ xuồng cứu sinh vì trong nhiều trường hợp không hạ được xuồng do tàu bị thủng dẫn đến nghiêng; khi xuống nước phải có áo phao. Khi tàu bị nước vào, dừng tàu; nếu gặp thời tiết xấu thì cần giữ cho tàu hoạt động và đưa tàu đối sóng, đối gió.

Lực lượng cứu hộ cứu  thuyền viên. Ảnh minh họa
Lực lượng cứu hộ cứu thuyền viên bị đắm tàu trên biển. Ảnh minh họa

Tàu hoạt động độc lập trên biển và di chuyển thường xuyên rất nhiều nên việc chữa cháy trên tàu khác với chữa cháy nhà trên bờ.

Một vấn đề khác là kết cấu của tàu vững chắc và phức tạp, vì vậy chữa cháy trên tàu gặp phải nhiều khó khăn. Vấn đề nguy hiểm khác là cháy trên tàu có thể dẫn đến chìm tàu hoặc lật tàu…

Vấn đề chính của hoạt động chữa cháy trên tàu là giảm thiểu tổn thất do cháy bằng cách thức bảo đảm nhất.

Mọi người đều cần phải chuẩn bị để sẵn sàng đánh giá và hành động nếu xảy ra bất kỳ đám cháy nào.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Một số biện pháp khẩn cấp để chống chìm tàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO