Mỹ chuẩn bị 10 tỷ USD cho thời “hậu Maduro”; Australia bảo lưu lệnh cấm Huawei

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mỹ chuẩn bị 10 tỷ USD cho thời "hậu Maduro"; Australia bảo lưu lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G; Trump quyên được hơn 30 triệu USD để tái tranh cử tổng thống; Malaysia nối lại phiên tòa xét xử cựu Thủ tướng Najib Razak... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Mỹ chuẩn bị 10 tỷ USD cho thời "hậu Maduro"

Dân quân Venezuela tham dự một sự kiện bày tỏ trung thành với chính phủ /// Ảnh: Reuters
Dân quân Venezuela tham dự một sự kiện bày tỏ trung thành với chính phủ. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại hội nghị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ở thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin công bố Mỹ đang bắt tay với một số quốc gia xây dựng nguồn quỹ 10 tỉ USD, sẵn sàng “hỗ trợ” Venezuela sau khi nước này “hoàn tất xây dựng chính quyền mới”.

Hiện Mỹ thuộc nhóm khoảng 50 quốc gia/vùng lãnh thổ công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido là “tổng thống lâm thời”, trong khi gây áp lực đòi Tổng thống Nicolas Maduro ra đi.

AFP dẫn lời Bộ trưởng Mnuchin cho biết tại hội nghị của IMF và WB, các bên đã bàn thảo cách thức “hỗ trợ Venezuela thời hậu khủng hoảng”, trong đó có tăng cường năng lực xuất khẩu dầu mỏ để làm đòn bẩy thương mại.

Cùng ngày, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh hiện tổ chức này không thể giúp đỡ Venezuela vượt qua khủng hoảng kinh tế cho đến khi đạt được đa số đồng thuận từ 189 thành viên về “công nhận lãnh đạo hợp pháp của chính quyền Caracas”.

Triều Tiên kỷ niệm 107 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành

trieu tien ky niem 107 nam ngay sinh co chu tich kim nhat thanh hinh 1

Hình ảnh cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành. Ảnh: Tân Hoa xã.

Ngày 15/4, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã tổ chức kỷ niệm 107 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) - hay còn gọi là Ngày lễ Thái Dương, một ngày lễ trọng đại bậc nhất ở nước này.

Theo giới quan sát, khác với mọi năm, tại lễ kỷ niệm năm nay, Triều Tiên không tiến hành bất kỳ hoạt động phô trương sức mạnh quân sự nào như thử tên lửa, diễu binh, hay trưng bày các mô phỏng tên lửa... Điều này được cho là nhằm duy trì bầu không khí hòa hoãn, sẵn sàng đối thoại với Mỹ, hướng tới hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3.

Trump quyên được hơn 30 triệu USD để tái tranh cử tổng thống

Tổng thống Trump trong một cuộc gặp người ủng hộ năm 2018. Ảnh: AFP.

Tổng thống Trump trong một cuộc gặp người ủng hộ năm 2018. Ảnh:AFP.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyên được hơn 30 triệu USD chỉ trong ba tháng đầu năm 2019, nâng tổng ngân sách cho cuộc chạy đua của ông chủ Nhà Trắng lên mức 40,8 triệu USD.

Đây là khởi đầu lợi thế cho Tổng thống Mỹ trước mọi đối thủ của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2020, cho thấy các cử tri đảng Cộng hòa sẵn lòng đầu tư cho Trump bất chấp những khó khăn ông có thể đối mặt khi tái tranh cử.

Ủy ban chiến dịch tranh cử của Trump cho biết tiền tài trợ trung bình của mỗi cử tri trong quý 1/2019 là 34,26 USD và 99% khoản quyên góp nằm dưới mức 200 USD. 

Ngân sách đóng góp cho chiến dịch của Trump đã vượt xa tổng tiền tài trợ của các đối thủ đảng Dân chủ, trong đó dẫn đầu là thượng nghị sĩ Bernie Sanders với mức 18,2 triệu USD và theo sau là Kamala Harris với 12 triệu USD.

Australia bảo lưu lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G

Chú thích ảnh
Gian hàng của Huawei tại Hội nghị di động thế giới 2019 ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 25/2/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 14/4, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham tuyên bố rằng chính phủ nước này giữ nguyên quyết định của mình liên quan đến mạng 5G, và quyết định này không nhằm vào bất kỳ một quốc gia hay công ty viễn thông nào. 

Quyết định trên được đưa ra vào hồi tháng 8 năm ngoái, cấm các nhà cung cấp thiết bị "có khả năng phải chịu sự chỉ đạo của chính phủ nước ngoài" không được tham gia phát triển mạng 5G ở Australia.

Ông Birmingham khẳng định Australia tôn trọng các quy trình của WTO, "tin tưởng vào sự tuân thủ của Australia" và sẽ trả lời các câu hỏi của Trung Quốc về lệnh cấm theo quy trình thông lệ.

Lực lượng biểu tình ở Sudan yêu cầu chuyển giao quyền lực

Hàng nghìn người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở quân đội tại thủ đô Khartoum ngày 14/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hàng nghìn người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở quân đội tại thủ đô Khartoum ngày 14/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàng nghìn người biểu tình ngày 14/4 tiếp tục tập trung bên ngoài tổng hành dinh của quân đội Sudan ở Khartoum nhằm duy trì sức ép đối với Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp - cơ quan nắm quyền điều hành Sudan sau khi ông Al-Bashir bị phế truất hôm 11/4. 

Hiệp hội các nhà chuyên môn Sudan - lực lượng tổ chức các cuộc biểu tình, đã kêu gọi Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp "ngay lập tức chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự".

Hiệp hội các nhà chuyên môn Sudan cũng yêu cầu "chính phủ chuyển tiếp và các lực lượng vũ trang đưa ông Bashir cùng những người đứng đầu Cơ quan tình báo quốc gia và Cơ quan an ninh (NISS) trong chính quyền của ông ra xét xử."

Malaysia nối lại phiên tòa xét xử cựu Thủ tướng Najib Razak

Malaysia noi lai phien toa xet xu cuu Thu tuong Najib Razak hinh anh 1
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak (giữa) tới tòa án ở Kuala Lumpur ngày 3/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak ra tòa trong phiên xử thứ hai tại Tòa Thượng thẩm ở thủ đô Kuala Lumpur về các cáo buộc tham nhũng liên quan vụ bê bối Quỹ Đầu tư nhà nước 1Malaysia (1MDB). Phiên xét xử sẽ tập trung vào các chi tiết kỹ thuật liên quan các khoản tiền thất thoát từ quỹ 1MDB.

Trước đó, trong phiên xét xử đầu tiên ngày 3/4, cựu Thủ tướng Najib đối mặt với 7 tội danh được cho là giúp ông "bỏ túi" 42 triệu ringgit (khoảng 10,3 triệu USD) lấy từ Quỹ 1MDB, trong đó có các tội lợi dụng tín nhiệm, tham nhũng và rửa tiền. Đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tiền mà ông Najib bị buộc tội đánh cắp từ quỹ này.

Theo các công tố viên, ông Najib cùng những người thân cận đã lấy hàng tỉ USD từ Quỹ 1 MDB để chi tiêu cho những nhu cầu cá nhân như các bất động sản cao cấp, các tác phẩm nghệ thuật và một du thuyền sang trọng.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.