Mỹ, Nhật Bản tập trận chung trong gia tăng căng thẳng với Trung Quốc

(Baonghean.vn) - Mỹ và Nhật Bản đang tiến hành tập trận chung với sự tham gia của hàng nghìn binh lính trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước và Trung Quốc leo thang.

Cuộc tập trận, được hãng tin South China Morning Post (SCMP) đánh giá là quy mô nhất trong những năm gần đây- mang tên Resolute Dragon 2021 (tạm dịch Con rồng kiên định 2021), diễn ra từ ngày 4-17/12, với sự tham gia của 1.400 binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) và 2.650 lính thủy đánh bộ Mỹ, cùng một nhóm các máy bay Mỹ, trong đó có máy bay đa nhiệm cất/hạ cánh thẳng đứng MV-22B Ospreys và F/A-18E Hornet.

Hôm 4/12 vừa qua lễ khai mạc tập trận diễn ra ở khu vực huấn luyện Ojojihara. Ảnh: AP
Hôm 4/12 vừa qua lễ khai mạc tập trận diễn ra ở khu vực huấn luyện Ojojihara. Ảnh: AP

Một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản cho hay, cuộc tập trận là "kết quả trực tiếp của mối đe dọa gia tăng do Trung Quốc gây ra đối với sự ổn định của khu vực". Theo chuyên gia này, "Trung Quốc đang theo dõi sát sao" cuộc tập trận mới nhất này. Cuộc tập trận chung đang diễn ra tại khu vực huấn luyện Hachinoe thuộc JGSDF ở tỉnh Aomori và khu vực huấn luyện Yausubetsu ở tỉnh Hokkaido, đều thuộc phía Bắc của Nhật Bản.

Trong một tuyên bố, Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3, Tướng Jay Bargeron đánh giá, cuộc tập trận Resolute Dragon 21 là "ví dụ điển hình cho sức mạnh của liên minh Mỹ-Nhật, đóng vai trò là nền tảng cho hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong hơn 60 năm qua".

Tướng Bargeron nêu rõ: "Thông qua cuộc tập trận này, JGSDF và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ tăng cường, hợp nhất, và đồng bộ hóa các năng lực bổ sung của chúng ta nhằm đảm bảo sự sẵn sàng và khả năng bảo vệ toàn bộ Nhật Bản, bảo vệ các giá trị chung cũng như tự do trên biển". 

Những tuần gần đây, Mỹ - cùng với Anh, Australia và Canada - đã quyết định tiến hành tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa Đông sắp tới ở Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây gia tăng. Trung Quốc chỉ trích hành động này của các nước phương Tây, cho rằng quan chức các nước này thậm chí còn không được mời. Nhật Bản đã nhận được lời kêu gọi từ các nhà hoạt động nhằm tẩy chay sự kiện này; song Tokyo chưa thực hiện bước đi này.

Về căng thẳng trong khu vực, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo Mỹ cần lùi bước sau những bình luận đe dọa bảo vệ Đài Loan./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.