Mỹ thừa nhận thử vũ khí siêu thanh thất bại

Theo Hoàng Phạm (VOV)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Vụ phóng tên lửa siêu thanh ARRW của Mỹ trong tháng này không thành công, theo Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall.

Không quân Mỹ thừa nhận, vụ thử tên lửa siêu thanh do Lockheed Martin chế tạo đã thất bại lần thứ 4, đồng thời hé lộ khả năng sẽ thông qua một hệ thống cạnh tranh do Raytheon chế tạo.

“Cuộc thử nghiệm mà chúng tôi vừa thực hiện không thành công. Chúng tôi không nhận được dữ liệu cần thiết từ thử nghiệm đó và họ đang kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân”, Bộ trưởng Không quân Frank Kendall phát biểu trước các thành viên của ủy ban quân vụ Hạ viện ngày 28/3.

Tên lửa ARRW được treo dưới cánh của máy bay B-52H Stratofortress trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 8/2020 tại căn cứ Không quân Edwards. Ảnh: Không quân Mỹ
Tên lửa ARRW được treo dưới cánh của máy bay B-52H Stratofortress trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 8/2020 tại căn cứ Không quân Edwards. Ảnh: Không quân Mỹ

Ông Kendall đề cập tới vụ thử nghiệm vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) AGM-183A ở ngoài khơi bờ biển Nam California ngày 13/3. Ông không nêu chi tiết về những gì đã xảy ra với vụ phóng.

Bình luận của ông Kendall có thể khiến một số nghị sỹ bất ngờ vì Không quân Mỹ tuần trước ra thông cáo cho biết cuộc thử nghiệm ARRW đã “đáp ứng một số mục tiêu”. Thông cáo không đề cập tới việc vụ thử thất bại.

ARRW đã được phát triển từ năm 2018 và bị trì hoãn sau 3 lần thử nghiệm thất bại vào năm 2021. Không quân Mỹ thông báo lần phóng tên lửa thành công đầu tiên vào tháng 5/2022, tên lửa đạt tốc độ trên Mach 5 (6.125 km/h).

Tên lửa siêu thanh với tốc độ trên Mach 5 có khả năng cơ động cao nên rất khó bị bắn hạ. Mỹ chưa có tên lửa siêu thanh được đưa vào vận hành đầy đủ và đang tụt lại sau Nga và Trung Quốc trong cuộc đua phát triển loại vũ khí này.

Ông Kendall cho hay, sau cuộc thử nghiệm ARRW mới nhất, Không quân Mỹ “cam kết hơn” với chương trình siêu thanh khác, tên lửa hành trình tấn công siêu thanh (HACM). Quyết định ngân sách về việc có nên áp dụng ARRW hay không dự kiến được đưa ra vào năm 2024, sau 2 lần phóng thử nghiệm nữa.

Không quân Mỹ được cho là đã nhận khoảng 423 triệu USD cho việc nghiên cứu và phát triển ARRW trong 2 năm qua, đồng thời đã yêu cầu thêm 150 triệu USD trong ngân sách cho năm tài chính tiếp theo. Tổng số tiền tài trợ cho HACM là 423 triệu USD chỉ riêng cho năm tài chính hiện tại và Không quân Mỹ có kế hoạch chi thêm 1,9 tỷ USD cho chương trình này trong 5 năm tới.

Theo ông Kendall, chương trình HACM đã “thành công một cách hợp lý” cho đến nay.

“Chúng tôi thấy HACM có vai trò nhất định. Nó tương thích với nhiều máy bay hơn và sẽ mang lại nhiều khả năng chiến đấu hơn về tổng thể”, ông Kendall nói./.

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.