Nên quy định cụ thể mức đóng góp xây dựng trường, tránh áp lực cho giáo viên, nhà trường

Diệp Anh (thực hiện)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trao đổi về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Nguyễn Thanh Hiền cho rằng, trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nên đưa khoản xây dựng nhà trường là một khoản thu công khai và có một định mức cụ thể đóng góp tiền xây dựng nhà trường, tránh áp lực cho giáo viên và các nhà trường, tạo điều kiện công bằng trong việc dạy và học giữa các vùng miền.

PV:  Ông đánh giá như thế nào về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục trình tại kỳ họp lần này?

Ông Nguyễn Thanh Hiền: Qua hơn 10 năm thi hành, Luật Giáo dục đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đất nước. Tuy nhiên, hiện nay Luật Giáo dục đã bộc lộ không ít những bất cập.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thanh Hiền trả lời phỏng vấn. Ảnh: Diệp Anh
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thanh Hiền trả lời phỏng vấn. Ảnh: Diệp Anh
Tôi cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, nhằm thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong phát triển GD-ĐT, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Thực tế, các cử tri cũng mong muốn, việc sửa đổi Luật Giáo dục sẽ khắc phục được những tồn tại của ngành, quan tâm hơn tới đào tạo nhân cách cho học sinh, mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam có lối sống lành mạnh, lý tưởng trong sáng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và đặc biệt là có ý thức công dân toàn cầu. Do đó, nếu không sửa đổi kịp thời Luật Giáo dục, sẽ khiến nền giáo dục nước ta bị tụt hậu.

PV: Dự thảo Luật sửa đổi lần này đã tập trung khắc phục rất nhiều “nút thắt” trong giáo dục hiện nay. Ông có bình luận gì về những điểm được cơ quan soạn thảo xác định là đột phá trong lần sửa đổi này không?

Ông Nguyễn Thanh Hiền: Không chỉ tôi mà các ĐBQH khác cũng rất quan tâm đến dự luật này vì những chính sách, những quy định pháp lý được thiết kế trong dự luật này tác động trực tiếp đến câu chuyện học hành, trưởng thành của con em chúng ta và nó sẽ góp phần quan trọng để định hình thế hệ tương lai của đất nước như thế nào…

 Như tôi đã nói, hiện nay Luật Giáo dục đã bộc lộ không ít những bất cập, hạn chế. Cội gốc của bất kỳ nền giáo dục nào cũng phải là tính nhân văn, nhân bản, sự khai phóng những tiềm năng sẵn có trong mỗi con người với tư cách là một cá thể độc lập. Theo tôi, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì điều cốt tử vẫn là đổi mới tư duy quản lý Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là đổi mới tư duy, phương thức quản lý của người đứng đầu ngành giáo dục để từ đó tạo ra sự đổi mới mang tính hệ thống.

PV: Từ thực tế đó, ông có kiến nghị cụ thể gì đối với dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) hay không?

Ông Nguyễn Thanh Hiền: Theo tôi, thứ nhất, để khắc phục những bất cập, hạn chế trong hệ thống giáo dục quốc dân, tôi rất đồng tình với dự thảo đã bổ sung thêm quy định về tính chất mở, liên thông của hệ thống giáo dục quốc dân, thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa cấp học và trình độ đào tạo, giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; điều chỉnh về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp chương trình giáo dục theo hướng chú trọng phát triển phẩm chất năng lực, kỹ năng cá nhân của người học.

Thực tế những năm qua, có 2 vấn đề tôi đặc biệt quan tâm đó là chính sách phân luồng học sinh và vấn đề giảm tải trong chương trình giáo dục phổ thông.

Có thể nói, thời gian qua chính sách phân luồng học sinh đang gặp nhiều khó khăn, đây là điểm yếu của hệ thống giáo dục, tỷ lệ phân luồng học sinh ở các địa phương rất thấp, việc học nghề chưa hiệu quả nhưng trong dự thảo chưa được đề cập, bổ sung để giải quyết tốt vấn đề này.

Theo tôi, cần phải bổ sung các quy định cụ thể để thúc đẩy phân luồng học sinh và các điều kiện tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách này vào dự thảo luật…

Còn đối với việc giảm tải trong chương trình giáo dục phổ thông đây luôn là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Vì vậy, để khắc phục có hiệu quả vấn đề này, cần có những quy định mang tính nguyên tắc ở trong Luật. Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình sách giáo khoa phổ thông cũng phải vừa bảo đảm tính thống nhất trong cả nước, vừa phù hợp với điều kiện của từng địa phương...

Thứ hai, về độ tuổi ở giáo dục phổ thông. Theo quy định tại khoản 1, Điều 26 của Dự thảo Luật, thì tuổi của học sinh lớp 1 là 6 tuổi, tuổi của học sinh vào lớp 6 là 11 tuổi và tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi. Theo tôi, không nên quy định cứng số tuổi ở mỗi cấp học mà chỉ nên quy định tuổi tối thiểu để vào học lớp 1 là 6 tuổi.

Thực tế cho thấy, có nhiều lý do mà học sinh không thể theo học các lớp bằng số tuổi quy định. Mặt khác, có những học sinh có những năng lực đặc biệt, có thể học vượt quá chương trình học, thì có thể được xem xét đặc cách, hoặc cũng có trường hợp học kém phải để lưu ban lại lớp...

Hơn nữa, tại Khoản 13, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 44 của Luật Giáo dục đã quy định mục tiêu của giáo dục là “tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập”. Do đó, việc quy định “cứng” độ tuổi giáo dục phổ thông là không phù hợp với mục tiêu của giáo dục.

Thứ ba, về trình độ chuẩn của nhà giáo. Tại khoản 26, Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 77 của Luật Giáo dục theo hướng nâng chuẩn nhà giáo như sau: “a) Có bằng trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân sư phạm đối với giáo viên tiểu học. b) Có bằng cử nhân sư phạm hoặc có bằng cử nhân và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.”

Đối chiếu với chuẩn đầu ra như trên, những người đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm sẽ không đủ tiêu chuẩn để làm giáo viên giảng dạy học sinh cấp tiểu học và THCS. Mặt khác, việc quy định như Dự thảo Luật và Luật hiện hành cũng không xác định rõ liệu giáo viên có bằng “cao đẳng sư phạm” có được dạy mầm non hay không? Do đó, tôi đề nghị cân nhắc lại quy định này trên cơ sở có đánh giá tác động đối với hệ thống trường cao đẳng sư phạm…

Giờ ra chơi của học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi. Ảnh tư liệu ảnh 2
Giờ ra chơi của học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi. Ảnh tư liệu

Thứ tư, liên quan đến chính sách đối với người được đi học theo chế độ cử tuyển. Theo tôi, thời gian qua, việc thực hiện chính sách cử tuyển đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, vẫn có tình trạng cử tuyển chưa bảo đảm yêu cầu về ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, số lượng... dẫn đến dôi dư, khó thực hiện việc phân công công tác cho người được cử tuyển đã tốt nghiệp.

Tôi đề nghị Chính phủ cần có sự tổng kết việc thực hiện chính sách này, trong đó cần đánh giá sâu về chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo thông qua hình thức cử tuyển, đồng thời thống kê số lượng người học sau khi tốt nghiệp được phân công hoặc tự tìm việc làm tại địa phương.

Như thế mới có thể đánh giá được một cách tổng thể về hiệu quả của chính sách này để có phương án điều chỉnh chính sách hợp lý. Đồng thời cần tập trung có các cơ chế, chính sách, đầu tư phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú ở các địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện phát triển năng lực thực chất của con em đồng bào dân tộc…

Thứ năm, về các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Thực tế, trong thời gian qua, tại nhiều địa phương cứ mỗi dịp vào đầu năm học, vấn đề lạm dụng xã hội hóa để lạm thu trong các nhà trường đang được cử tri hết sức quan tâm và trở thành nỗi bức xúc của các bậc phụ huynh, học sinh.

Qua tiếp xúc cử tri, rất nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội nghiên cứu bổ sung khoản tiền xây dựng trường vào quy định cứng trong Luật Giáo dục; phân định rõ khoản tiền xây dựng nhà trường và khoản tiền xã hội hóa giáo dục…

Theo tôi, trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nên đưa khoản xây dựng nhà trường là một khoản thu công khai và có một định mức cụ thể đóng góp tiền xây dựng nhà trường, tránh áp lực cho giáo viên và các nhà trường, tạo điều kiện công bằng trong việc dạy và học giữa các vùng miền.

tin mới

Thành phố Vinh long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì

Thành phố Vinh long trọng kỷ niệm 60 năm thành lập, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì

(Baonghean.vn) - Tối 30/9, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Vinh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023), 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788-2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 30/9

(Baonghean.vn) - Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 9; đoàn công tác của tỉnh Nghệ An làm việc tại Cộng hoà Chile và tham gia Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thăm 2 cô giáo gặp nạn... Đây là một số nội dung nổi bật trên baonghean.vn ngày 30/9.

Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ: Thúc đẩy mạnh động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển công nghiệp, phấn đấu cao nhất cho mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023

(Baonghean.vn) - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 , Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phấn đấu đạt mức cao nhất mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023; tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/9

(Baonghean.vn) - Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9/2023; Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì phiên họp giao ban khối Nội chính; Cử tri Nghĩa Đàn yêu cầu công minh bạch trong thực hiện thủ tục đất đai; Tập trung khắc phục hậu quả mưa lụt ở Quỳ Châu...

Khát vọng thành Vinh

Khát vọng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Ước mơ Vinh trở thành một đô thị hiện đại, văn minh có lẽ là khát vọng xuyên thế kỷ. Nó không chỉ là quyết tâm chính trị của các thế hệ lãnh đạo mà là mơ ước của mọi người dân thành phố. 

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc với Tổ Tư vấn kinh tế - xã hội về triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc với Tổ Tư vấn kinh tế - xã hội về triển khai Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) - Chiều 28/9, UBND tỉnh tổ chức cuộc làm việc với Tổ Tư vấn kinh tế - xã hội tỉnh để thảo luận một số nội dung triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 28/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 28/9

(Baonghean.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X; Nghệ An tăng 2 bậc, vào tốp 6 thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất cả nước 9 tháng đầu năm 2023; Ngày hội “Thanh niên quân đội với văn hóa giao thông”... là những thông tin nổi bật trong ngày.

Đưa công tác Hội và phong trào nông dân Nghệ An tiếp tục phát triển vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu mới

Đưa công tác Hội và phong trào nông dân Nghệ An tiếp tục phát triển vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu mới

(Baonghean.vn) - Tại Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 -2028, đồng chí Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có chỉ đạo, định hướng công tác Hội và phong trào nông dân của tỉnh. Báo Nghệ An xin trích đăng bài phát biểu.

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028

(Baonghean.vn) - Sáng 28/9, tại TP. Vinh, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 khai mạc phiên toàn thể, với 304 đại biểu tiêu biểu cho sức mạnh đoàn kết, ý chí và nguyện vọng của gần 500.000 hội viên nông dân toàn tỉnh về dự Đại hội.

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Hào thành cổ Vinh. Ảnh: Duy Sơn

Thành phố Vinh: Vận hội và vị thế mới

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, thành phố Vinh đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng và tự hào.

Đại sứ Hoa Kỳ: Nghệ An có thể đạt nhiều lợi ích từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Đại sứ Hoa Kỳ: Nghệ An có thể đạt nhiều lợi ích từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

(Baonghean.vn) - Ngài Marc E. Knapper - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định, Nghệ An có rất nhiều tiềm năng để phát triển, và có thể được hưởng nhiều lợi ích từ việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện.

HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến các cơ chế, chính sách tại huyện Anh Sơn

HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các nghị quyết liên quan đến các cơ chế, chính sách tại huyện Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình đề nghị UBND huyện Anh Sơn rà soát các nghị quyết và các chính sách trong từng nghị quyết để đảm bảo các chính sách được triển khai hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thăm, tặng quà học sinh đồng bào dân tộc Đan Lai, Đồn Biên phòng Môn Sơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thăm, tặng quà học sinh đồng bào dân tộc Đan Lai, Đồn Biên phòng Môn Sơn

(Baonghean.vn) - Chiều 27/9, đồng chí Nguyễn Hoà Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã đến thăm, tặng quà cho các cháu học sinh người Đan Lai tại Trường Trung học cơ sở Môn Sơn và thăm, tặng quà Đồn Biên phòng Môn Sơn.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/9

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 27/9

(Baonghean.vn) - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm việc tại Nghệ An; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam đến Nghệ An; Mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều nơi… là những thông tin nổi bật ngày 27/9.

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

(Baonghean.vn) - Các cấp Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã luôn phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, nâng cao đời sống hội viên. Hoạt động đó đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.