Nga sắp thử nghiệm diện rộng vắc-xin Covid-19 trên hàng vạn người

Theo Dương Lâm (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hãng thông tấn Tass dẫn lời đơn vị phát triển vắc-xin Sputnik V cho biết, Nga sắp thử nghiệm diện rộng loại vắc-xin này với 40.000 người.

Trước đó, hôm 11/8, Tổng thống Vladimir Putin thông báo Bộ Y tế Nga vừa phê chuẩn vắc-xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới. Sputnik V do Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gameleya nghiên cứu và phát triển.

Nga sắp thử vắc-xin Covid-19 với hàng vạn người
Nga sắp thử vắc-xin Covid-19 với hàng vạn người.

Theo Tass, sau 2 tháng thử nghiệm trên người với quy mô nhỏ, vắc-xin Sputnik V được các nhà chức trách và nhà khoa học Nga đánh giá là an toàn và hiệu quả. Nga khẳng định, kết quả thử nghiệm cho thấy vắc-xin phát huy hiệu quả, có độ an toàn cao và khả năng miễn dịch kéo dài 2 năm.

Đợt thử nghiệm quy mô lớn lần này, với sự tham gia của 40.000 người tình nguyện thuộc những nhóm nguy cơ khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế, sẽ diễn ra vào tuần sau. Mục đích là nhằm đánh giá hiệu quả, khả năng sinh miễn dịch và độ an toàn của vắc-xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới.

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo trực tuyến của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya - đơn vị chịu trách nhiệm phát triển Sputnik V, diễn ra hôm 20/8. 

Hiện Nga, Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu trong cuộc chạy đua nghiên cứu và phát triển vắc-xin Covid-19.

Theo thống kê của trang Worldometers, đến 6 giờ sáng nay (21/8), dịch Covid-19 đã tấn công 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng cộng đã có hơn 22,8 triệu người nhiễm bệnh, trong đó hơn 795 nghìn người đã tử vong. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến gần 15,5 triệu người hồi phục.

Nhiều nước có số ca nhiễm mới tăng mạnh

Điều đáng chú ý là trong vòng 24 giờ qua, nhiều quốc gia thông báo số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận có tới 41.869 ca nhiễm mới và 982 ca tử vong, nâng tổng số người bệnh kể từ đầu dịch đến nay lên 5.742.800, trong đó có 177.316 ca tử vong.

Đứng thứ hai sau Mỹ về tổng số người nhiễm Covid-19 là Brazil. Quốc gia Nam Mỹ đã có thêm 41.562 người nhiễm mới, nâng tổng số người bệnh lên 3.501.975 người. Số ca tử vong trong 24 giờ qua là 1.115 người, đưa tổng số người thiệt mạng kể từ khi dịch bùng phát lên 112.304.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận mức tăng sốc với 68.507 ca nhiễm mới, đưa tổng số ca nhiễm Covid-19 chính thức vượt mốc 2,9 triệu người. Trong khi đó, số ca tử vong mới ở Ấn Độ là 981, đưa tổng số người thiệt mạng lên 54.975.

Ukraina cùng ngày thông báo ghi nhận 2.134 ca mới, mức tăng trong ngày kỷ lục ở nước này. Số ca mới tại Ukraina đặc biệt tăng mạnh trong tháng 8 bất chấp việc Ukraina tái áp đặt một số hạn chế phòng dịch. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã lên tới 98.537 ca, trong đó có 2.134 ca tử vong.

Trong khi đó, Hàn Quốc hôm qua đã đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp số ca nhiễm mới tăng ở mức ba con số. Cụ thể, nước này ghi nhận 288 ca mắc, trong đó có 276 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số bệnh nhân lên 16.346. Chỉ riêng tuần qua Hàn Quốc đã ghi nhận trên 1.500 ca mới

Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo tuần này sẽ là tuần then chốt quyết định liệu Hàn Quốc có phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới hay không. Hiện Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 307 ca tử vong vì dịch bệnh, tỷ lệ tử vong là 1,88%.

Na Uy mở rộng danh sách cách ly

Na Uy cho biết sẽ áp đặt quy định cách ly 10 ngày với tất cả những người đến từ Anh, Áo, Hy Lạp và Iceland từ 22/8, do số ca nhiễm ở các nước này đang tăng cao. Thông báo của Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết các quy định tương tự cũng được áp đặt với khách đến từ Copenhagen, Đan Mạch.

Thông báo nêu rõ nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát dịch trong nước, Na Uy sẽ cách ly toàn bộ khách đến từ các nước có tỷ lệ nhiễm trung bình cao hơn mức 20 ca trên 100.000 dân trong vòng 2 tuần gần đây.

Đầu tháng này, Na Uy đã hoãn kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế phòng chống Covid-19, đồng thời kêu gọi người dân không nên ra nước ngoài. Với các quy định mới, Na Uy sẽ hạn chế đi lại với khoảng 20 quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Sĩ.

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân