Ngắm 12 địa điểm biệt lập trên thế giới

28/10/2017 18:00

Không giống những điểm du lịch phổ biến dễ dàng ghé thăm, những địa điểm xa xôi, biệt lập, khó tiếp cận mang đến cho du khách trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn.

Tristan da Cunha, Lãnh thổ ở nước ngoài của Anh: Hòn đảo núi lửa Tristan da Cunha ở Nam Đại Tây Dương có dân số 258 người với 9 họ khác nhau và được coi là hòn đảo có người ở xa nhất trên thế giới. Quốc gia gần nhất với vùng lãnh thổ này là Nam Phi. Người dân địa phương nói tiếng Anh, đồng thời cũng đã phát minh ra ngôn ngữ riêng bằng những từ có nguồn gốc từ tiếng Scotland, tiếng Anh, St Helenian, Nam Phi, Mỹ, Hà Lan, Italy và Ireland. Mỗi năm chỉ có 3 con tàu và 9 chuyến đi từ Cape Town đến đây với hành trình dài gần 2.800 km. Ảnh: The Official CTBTO Photostream/ Flickr.
Tristan da Cunha, Lãnh thổ ở nước ngoài của Anh: Hòn đảo núi lửa Tristan da Cunha ở Nam Đại Tây Dương có dân số 258 người với 9 họ khác nhau và được coi là hòn đảo có người ở xa nhất trên thế giới. Quốc gia gần nhất với vùng lãnh thổ này là Nam Phi. Người dân địa phương nói tiếng Anh, đồng thời cũng đã phát minh ra ngôn ngữ riêng bằng những từ có nguồn gốc từ tiếng Scotland, tiếng Anh, St Helenian, Nam Phi, Mỹ, Hà Lan, Italy và Ireland. Mỗi năm chỉ có 3 con tàu và 9 chuyến đi từ Cape Town đến đây với hành trình dài gần 2.800 km. Ảnh: The Official CTBTO Photostream/ Flickr.
Bán đảo Cape York, Australia: Cape York là điểm cực bắc của Australia, cách Cairns 28 tiếng lái xe và là một trong những môi trường nhiệt đới hoang dã còn lại cuối cùng trên trái đất. Nơi đây nổi bật với cảnh quan ngoạn mục theo mùa cùng các loài động vật hoang dã. Cape York thuộc sở hữu của 5 cộng đồng bản xứ cũng là những người quản lý ngành du lịch tại đây. Ảnh: Thinglink.
Bán đảo Cape York, Australia: Cape York là điểm cực bắc của Australia, cách Cairns 28 tiếng lái xe và là một trong những môi trường nhiệt đới hoang dã còn lại cuối cùng trên trái đất. Nơi đây nổi bật với cảnh quan ngoạn mục theo mùa cùng các loài động vật hoang dã. Cape York thuộc sở hữu của 5 cộng đồng bản xứ cũng là những người quản lý ngành du lịch tại đây. Ảnh: Thinglink.
Oymyakon, Nga: Ngôi làng Oymyakon xa xôi của Nga được biết đến là nơi có người ở lạnh nhất trên trái đất. 500 cư dân ở đây sống trong bóng tối 21 giờ một ngày với nhiệt độ trung bình -58 độ. Theo WIRED, cây không thể sống được ở Oymyakon, vì vậy người dân ở đây ăn thịt tuần lộc và cá đông lạnh. Hệ thống ống nước trong nhà thường xuyên gặp khó khăn vì nước đóng băng. Hành trình đến Oymyakon có thể kéo dài nhiều ngày, từ Moscow, bạn có thể bay đến Yakutsk hoặc Magadan, sau đó lái xe khoảng hơn 900 km trên những con đường được gọi là
Oymyakon, Nga: Ngôi làng Oymyakon xa xôi của Nga được biết đến là nơi có người ở lạnh nhất trên trái đất. 500 cư dân ở đây sống trong bóng tối 21 giờ một ngày với nhiệt độ trung bình -58 độ. Theo WIRED, cây không thể sống được ở Oymyakon, vì vậy người dân ở đây ăn thịt tuần lộc và cá đông lạnh. Hệ thống ống nước trong nhà thường xuyên gặp khó khăn vì nước đóng băng. Hành trình đến Oymyakon có thể kéo dài nhiều ngày, từ Moscow, bạn có thể bay đến Yakutsk hoặc Magadan, sau đó lái xe khoảng hơn 900 km trên những con đường được gọi là "đường của hài cốt" để đến Oymyakon. Ảnh: Sergey Kravtsov/Shutterstock.
Đảo Phục Sinh, Chile: Đảo Phục Sinh là một trong những đảo có người ở hẻo lánh nhất trên thế giới với 3.300 cư dân, cách đất liền 3.700 km. Hòn đảo nổi tiếng với gần 900 bức tượng đá, được tạo ra bởi người Rapa Nui cổ. Năm 1995, đảo Phục Sinh được Unesco công nhận là Di sản thế giới. Nguồn thu nhập chủ yếu của cư dân nơi đây đến từ các hoạt động du lịch. LAN là hãng hàng không duy nhất có chuyến bay đến đảo Phục Sinh với giá vé khoảng 900 USD. Ảnh: Bryan Buscovicki/Shutterstock.
Đảo Phục Sinh, Chile: Đảo Phục Sinh là một trong những đảo có người ở hẻo lánh nhất trên thế giới với 3.300 cư dân, cách đất liền 3.700 km. Hòn đảo nổi tiếng với gần 900 bức tượng đá, được tạo ra bởi người Rapa Nui cổ. Năm 1995, đảo Phục Sinh được Unesco công nhận là Di sản thế giới. Nguồn thu nhập chủ yếu của cư dân nơi đây đến từ các hoạt động du lịch. LAN là hãng hàng không duy nhất có chuyến bay đến đảo Phục Sinh với giá vé khoảng 900 USD. Ảnh: Bryan Buscovicki/Shutterstock.
 Đảo Pitcairn, Lãnh thổ ở nước ngoài của Anh: Đảo Pitcairn là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh nằm ở nam Thái Bình Dương. Máy bay hay trực thăng không thể hạ cánh ở đây, con đường duy nhất để đến Pitcairn là đường thủy và cần khoảng 32 tiếng để tiếp cận hòn đảo. Những nhà thám hiểm châu Âu trên tàu
Đảo Pitcairn, Lãnh thổ ở nước ngoài của Anh: Đảo Pitcairn là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh nằm ở nam Thái Bình Dương. Máy bay hay trực thăng không thể hạ cánh ở đây, con đường duy nhất để đến Pitcairn là đường thủy và cần khoảng 32 tiếng để tiếp cận hòn đảo. Những nhà thám hiểm châu Âu trên tàu "Bounty" đã phát hiện ra tàn tích của một nền văn minh Polynesian tại đảo vào năm 1790. Tuy nhiên, bí ẩn về lịch sử cũng như những cư dân đầu tiên trên hòn đảo đến nay vẫn chưa được khám phá. Ảnh: Claude Huot/Shutterstock.
Ittoqqortoormiit, Greenland: Ittoqqortoormiit được những người đến từ Tasiilaq và Tây Greenland thành lập vào năm 1925. Nơi đây có 450 cư dân và là địa điểm có người ở xa nhất của Greenland. Những người dân ở đây thường dùng xe trượt tuyết chó kéo và đi cắm trại, trong khi du khách đến đây để xem cực quang và nhiều kỳ quan thiên nhiên khác. Dù biển băng cản trở việc cập cảng của tàu 9 tháng trong năm, Ittoqqortoormiit vẫn là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách. Ảnh: Photon-Photos/iStock.
Ittoqqortoormiit, Greenland: Ittoqqortoormiit được những người đến từ Tasiilaq và Tây Greenland thành lập vào năm 1925. Nơi đây có 450 cư dân và là địa điểm có người ở xa nhất của Greenland. Những người dân ở đây thường dùng xe trượt tuyết chó kéo và đi cắm trại, trong khi du khách đến đây để xem cực quang và nhiều kỳ quan thiên nhiên khác. Dù biển băng cản trở việc cập cảng của tàu 9 tháng trong năm, Ittoqqortoormiit vẫn là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách. Ảnh: Photon-Photos/iStock.
Quần đảo Kerguelen, Lãnh thổ phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp: Quần đảo Kerguelen ở Ấn Độ Dương là một phần của vùng lãnh thổ phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp còn có tên gọi là “quần đảo cô độc”. Kerguelen, hòn đảo chính của quần đảo và được bao quanh bởi 300 hòn đảo nhỏ khác nằm rải rác trên diện tích khoảng 6.200 km2. Quần đảo được bao bọc bởi các sông băng, mỗi năm có khoảng 300 ngày mưa, tuyết. Nơi đây không có cư dân bản địa, những người sống tại đây đều là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kĩ sư người Pháp. Ảnh: Ultimathule.
Quần đảo Kerguelen, Lãnh thổ phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp: Quần đảo Kerguelen ở Ấn Độ Dương là một phần của vùng lãnh thổ phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp còn có tên gọi là “quần đảo cô độc”. Kerguelen, hòn đảo chính của quần đảo và được bao quanh bởi 300 hòn đảo nhỏ khác nằm rải rác trên diện tích khoảng 6.200 km2. Quần đảo được bao bọc bởi các sông băng, mỗi năm có khoảng 300 ngày mưa, tuyết. Nơi đây không có cư dân bản địa, những người sống tại đây đều là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kĩ sư người Pháp. Ảnh: Ultimathule.
Siwa Oasis, Ai Cập: Oasis Siwa cô lập giữa sa mạc phía Tây Ai Cập. Nơi đây bảo tồn được ngôn ngữ Siwi của người dân và nền văn hoá Amazigh. Siwa Oasis không phải là điểm du lịch phổ biến đối với du khách, nhưng lại hấp dẫn những người muốn có một chuyến phiêu lưu trên sa mạc. Đến đây, du khách có thể bơi trong suối khoáng của Bath Cleopatra và nghỉ tại nhà nghỉ sinh thái sa mạc nổi tiếng được xây dựng từ bùn và muối. Ảnh: Hecke61/Shutterstock.
Siwa Oasis, Ai Cập: Oasis Siwa cô lập giữa sa mạc phía Tây Ai Cập. Nơi đây bảo tồn được ngôn ngữ Siwi của người dân và nền văn hoá Amazigh. Siwa Oasis không phải là điểm du lịch phổ biến đối với du khách, nhưng lại hấp dẫn những người muốn có một chuyến phiêu lưu trên sa mạc. Đến đây, du khách có thể bơi trong suối khoáng của Bath Cleopatra và nghỉ tại nhà nghỉ sinh thái sa mạc nổi tiếng được xây dựng từ bùn và muối. Ảnh: Hecke61/Shutterstock.
Changtang, Tây Tạng: Được biết đến như
Changtang, Tây Tạng: Được biết đến như "Mái nhà của Thế giới", độ cao của Changtang dao động từ 120 m đến 270 m. Dải đất dài hơn 1.500 km trên cao nguyên Tây Tạng là nơi sinh sống của những người du mục được gọi là Changpa. Nơi đây có khí hậu lạnh, khô cằn và là nơi ở của các loài động vật hoang dã như báo tuyết hay chim ưng. Du khách có thể mất tới hàng nghìn USD để có được giấy phép đến Changtang từ sân bay Leh, ga Udhampur hoặc lái xe từ Manali hay Srinagar. Ảnh: Roadtotibet.
Đảo Socotra, Yemen: Đảo Socotra là một trong những địa điểm có cảnh quan kỳ lạ nhất trên trái đất nhờ những cây máu rồng xuất hiện ở đây. Nằm gần vịnh Aden của Yemen, đảo Socotra có hơn 800 loài thực vật quý hiếm, 1/3 trong số đó không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Socotra cách Sanaa, thủ đô của Yemen khoảng 650 km, và được Unesco công nhận là di sản thế giới năm 2008. Hòn đảo 40.000 cư dân này xây dựng con đường đầu tiên vào năm 2011. Ảnh: Alistair Lyon/ Reuters.
Đảo Socotra, Yemen: Đảo Socotra là một trong những địa điểm có cảnh quan kỳ lạ nhất trên trái đất nhờ những cây máu rồng xuất hiện ở đây. Nằm gần vịnh Aden của Yemen, đảo Socotra có hơn 800 loài thực vật quý hiếm, 1/3 trong số đó không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Socotra cách Sanaa, thủ đô của Yemen khoảng 650 km, và được Unesco công nhận là di sản thế giới năm 2008. Hòn đảo 40.000 cư dân này xây dựng con đường đầu tiên vào năm 2011. Ảnh: Alistair Lyon/ Reuters.
Palmerston, quần đảo Cook: Tất cả người dân ở Palmerston đều là hậu duệ của một người Anh, William Marsters. Ông đến Palmerston năm 1863, có 4 vợ và 17 đứa con. Palmerston có 2 điện thoại, 4 tiếng truy cập Internet một ngày, và các tàu tiếp tế chỉ ghé thăm đảo một vài lần trong năm. Để đến Palmerston, du khách có thể chọn chuyến đi thuyền buồm kéo dài 2 ngày đi từ Rarotonga, thủ phủ của quần đảo Cook hoặc chuyến đi 8 ngày từ Tahiti. Ảnh: Shanti Hesse/Shutterstock.
Palmerston, quần đảo Cook: Tất cả người dân ở Palmerston đều là hậu duệ của một người Anh, William Marsters. Ông đến Palmerston năm 1863, có 4 vợ và 17 đứa con. Palmerston có 2 điện thoại, 4 tiếng truy cập Internet một ngày, và các tàu tiếp tế chỉ ghé thăm đảo một vài lần trong năm. Để đến Palmerston, du khách có thể chọn chuyến đi thuyền buồm kéo dài 2 ngày đi từ Rarotonga, thủ phủ của quần đảo Cook hoặc chuyến đi 8 ngày từ Tahiti. Ảnh: Shanti Hesse/Shutterstock.
Quần đảo Bantam, đảo Cocos (Keeling): Bantam là nơi cư trú của 600 người Mã Lai Cocos. Quần đảo biệt lập này giúp họ lưu giữ được ngôn ngữ và các hoạt động tôn giáo truyền thống. Ngoài việc tìm hiểu về văn hóa địa phương, du khách đến đây có thể đi dã ngoại, lặn biển, lướt sóng hay quan sát các loài động vật. Các quần đảo Cocos cách Perth khoảng hơn 2.700 km, mỗi tuần có 2 chuyến bay từ Perth tới đây. Ảnh: Unique world.
Quần đảo Bantam, đảo Cocos (Keeling): Bantam là nơi cư trú của 600 người Mã Lai Cocos. Quần đảo biệt lập này giúp họ lưu giữ được ngôn ngữ và các hoạt động tôn giáo truyền thống. Ngoài việc tìm hiểu về văn hóa địa phương, du khách đến đây có thể đi dã ngoại, lặn biển, lướt sóng hay quan sát các loài động vật. Các quần đảo Cocos cách Perth khoảng hơn 2.700 km, mỗi tuần có 2 chuyến bay từ Perth tới đây. Ảnh: Unique world.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Ngắm 12 địa điểm biệt lập trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO