Người dân làm vó đèn khổng lồ, đánh nửa tấn cá mương mỗi mẻ

NPV 10/12/2018 10:17

(Baonghean.vn) - Chiếc vó đèn khổng lồ được dựng lên trên những hồ thủy điện rộng lớn ở Nghệ An như: Bản Vẽ, Hủa Na. Trung bình, mỗi mẻ vó cất lên thu 500 - 700kgcá.

Những người làm nghề gọi đây là chiếc vó đèn bắt cá mương. Hiện nay, trên hồ thủy điện Bản Vẽ và Hủa Na có hơn 100 chiếc vó đèn. Ảnh: Hồ Phương
Những người làm nghề cho hay đây là vó đèn bắt cá mương. Hiện trên các hồ thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương) và Hủa Na (Quế Phong) có hơn 100 chiếc vó đèn. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc vó đèn rộng chừng 400m2. 4 đến 5 người thợ giỏi mất đến 4 ngày mới có thể tạo nên được 1 chiếc vó đèn bắt cá mương. Chi phí để đầu tư một chiếc vó hết chừng 10 đến 15 triệu đồng như: tiền công, tiền mua vật liều (bao gồm: tiền lưới, tiền ắc quy, dây dù, ròng rọc, tiền gỗ... Ảnh: Hồ Phương
Chiếc vó đèn rộng chừng 400m2. 4 đến 5 người thợ giỏi mất đến 4 ngày mới có thể tạo nên được 1 chiếc vó đèn bắt cá mương. Chi phí để đầu tư một chiếc vó hết chừng 10 -15 triệu đồng kể cả tiền công lẫn tiền mua vật liệu (bao gồm: tiền lưới, tiền ắc quy, dây dù, ròng rọc, tiền gỗ...). Ảnh: Hồ Phương
Chiếc lưới để làm vó là vật liệu đắt tiền nhất trong chiếc vó đèn. Mỗi chiếc lưới rộng từ 300 đến 400m2, giá chừng 2,5 - 4 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương
Bóng đèn được nối từ ắc quy và một bộ kích điện để được sáng hơn. Từ 18h đến 19h hằng ngày, người thợ đánh cá sẽ đấu nối ắc quy, thắp sáng đèn. Ảnh: Hồ Phương
Do chiếc vó quá lớn nên người cất không thể dùng cần như các loại vó, te bình thường, mà phải dùng đến tời và ròng rọc để kéo vó lên. Việc này diễn ra càng nhanh càng đạt hiệu quả cao. Ảnh: Hồ Phương
Trên những chiếc ròng rọc đều phải có một sợi dây dùng làm khóa chiếc tời lại. Khi việc bắt cá hoàn thành, người chủ vó sẽ thả chiếc tời xuống và mở khóa tời ra. Ảnh: Hồ Phương

Sau khi miệng chiếc vó được nâng lên cao chừng 1m so với mặt nước, một người dùng sợi dây cuốn quanh và kéo đáy vó về 1 điểm để đưa cá vào thuyền. Ảnh: Hồ Phương
Sau khi miệng chiếc vó được nâng lên cao chừng 1m so với mặt nước, một người dùng sợi dây cuốn quanh và kéo đáy vó về 1 điểm để đưa cá vào thuyền. Ảnh: Hồ Phương

Chiếc vó chủ yếu dùng để bắt cá mương. Người dân dùng cá mương để chăn nuôi cá lồng hoặc bán ra các địa bàn khác. Giá của mỗi kg cá mương xê dịch từ 3500 đồng cho đến 10.000 đồng/1kg. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc vó chủ yếu dùng để bắt cá mương. Người dân dùng cá mương để làm thức ăn cho cá lồng hoặc bán ra các địa bàn khác. Giá của mỗi kg cá mương xê dịch từ 3.500-10.000 đồng/1kg. Như vậy mỗi mẻ lưới, giá trị số cá bắt được có thể lên tới 4 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương

"Trước đây, mỗi lần cất vó đèn, người thợ có thể thu về từ 600 đến 700 kg cá mương/1 vó. Tuy nhiên, hiện nay lượng cá ngày càng khan hiếm, và trời lạnh nên có ngày chỉ được 100 đến 200 kg/ mỗi vó/1 lần cất" - một người đánh cá cho biết. Ảnh: Hồ Phương
Cá mương đánh bắt được dùng để bán cho các thương lái về nhập tại một số cơ sở sản xuất nước mắm, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi... và làm thức ăn cho cá lồng của gia đình. Anh Trần Văn Thuận, một hộ dân chăn nuôi cá lồng cho biết, gia đình anh có 30 chiếc lồng cá, mỗi ngày phải đánh bắt hơn 200 kg cá nhỏ để làm thức ăn cho cá lồng. Ảnh: Diệp Phương

Mới nhất

x
Người dân làm vó đèn khổng lồ, đánh nửa tấn cá mương mỗi mẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO