Nghệ An: Chậm đưa máy cấy vào đồng ruộng

(Baonghean.vn) - Mặc dù hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy là rất cao nhưng diện tích lúa được cấy bằng máy trên địa bàn Nghệ An phát triển rất chậm. Qua thực tiễn cho thấy có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích lúa.

Giảm thời gian, chi phí và công sức cho nông dân

Vụ xuân này, nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An đang đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đưa công nghệ mạ khay và máy cấy vào sản xuất lúa nhằm giảm thời gian, chi phí và công sức cho nông dân.

Cấy lúa bằng máy ở xã Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn. Ảnh: Văn Trường
Cấy lúa bằng máy ở xã Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn. Ảnh: Văn Trường

Nếu như trước đây, để cấy hơn 6 sào ruộng, gia đình bà Trần Thị Minh ở xã Thọ Thành, Yên Thành phải mất hơn 10 ngày. Các khâu gieo mạ, nhổ mạ, cấy đều làm thủ công nên bà Minh rất vất vả. Song từ vụ Xuân năm 2022, bà không còn phải lo lắng, tất bật mà chỉ việc đứng trên bờ ruộng theo dõi máy cấy làm thay. Bà Minh cho biết: “Cấy bằng máy, tôi không phải đi tìm người cấy thuê. Chi phí cấy thuê khá cao 350.000 đồng/ngày, trong khi chỉ chưa đầy 2 tiếng đồng hồ hơn 6 sào cấy máy đã được cấy xong; chi phí cấy máy rẻ chỉ từ 140.000 - 150.000 đồng/sào.

Ông Hồ Sỹ Quảng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thọ Thành cho biết thêm: Ban đầu để thực hiện gieo cấy bằng máy rất khó khăn, bởi từ trước đến nay, sản xuất lúa của bà con nông dân chủ yếu làm theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên bằng việc thực hiện các mô hình hiệu quả ngay trên địa bàn xã, từ chỗ triển khai 80 ha, nay đã sử dụng gieo mạ khay và máy cấy đạt 200 ha/480 ha lúa. Từ hiệu quả mang lại, HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thọ Thành còn nhân rộng gieo mạ khay cấy lúa sang các xã khác.

Mạ khay để cấy lúa bằng máy ở xã Trung Thành, Yên Thành. Ảnh: Văn Trường
Mạ khay để cấy lúa bằng máy ở xã Trung Thành, Yên Thành. Ảnh: Văn Trường

Theo đại điện của Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành, gieo mạ khay, cấy lúa, mang lại nhiều lợi ích, không những tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động mà còn chăm sóc lúa thuận lợi. Vụ xuân này, Yên Thành đưa vào gieo cấy trên 2.000 ha, tập trung ở các xã Liên Thành, Nam Thành, Trung Thành, Thọ Thành…

Địa bàn huyện Quỳnh Lưu lưu hiện nay đã áp dụng đưa máy cấy vào sản xuất từ năm 2021. Vụ này áp dụng gieo mạ khay và máy cấy có diện tích khoảng trên 20 ha, tập trung ở một số xã như Quỳnh Lâm, Quỳnh Tân…

Theo các nhà chuyên môn, áp dụng cấy máy mang lại hiệu quả cao hơn so với gieo mạ và cấy bằng phương pháp thủ công. Nhờ cấy máy, nông dân có lợi nhuận cao hơn từ 10 - 12% so với phương pháp cấy thủ công. Việc ứng dụng cấy lúa bằng máy có mật độ chuẩn, theo hàng dễ kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh, ít sử dụng thuốc BVTV.   

Sớm tháo gỡ khó khăn

Sử dụng máy cấy là phương án tối ưu để giải quyết những khó khăn về thời vụ cấp tập. Tuy mang lại nhiều lợi ích, song việc mở rộng diện tích cấy máy không dễ thực hiện. Bà Vũ Thị Bích Hằng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết: Quỳnh Lưu áp dụng sản xuất mạ khay từ đầu năm 2021 có diện tích 30 ha, nhưng vụ xuân này giảm chỉ còn 20 ha.

Trộn nguyên liệu để làm mạ khay ở HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thọ Thành, Yên Thành. Ảnh: Văn Trường
Trộn nguyên liệu để làm mạ khay ở HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Thọ Thành, Yên Thành. Ảnh: Văn Trường

Nguyên nhân sản xuất mạ khay gieo cấy lúa bằng máy giảm do trở ngại lớn nhất là sản xuất mạ khay. Để sản xuất mạ khay cần diện tích mặt bằng lớn nhưng lại chỉ sử dụng theo thời vụ. Các công cụ hỗ trợ sản xuất như giàn gieo, khay mạ, thiết bị gieo, giá thể... có kinh phí đầu tư lớn, trong khi thời gian khai thác chỉ từ 20-30 ngày/năm.

Theo đại điện của Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành cho biết: Mặc dù mang hiệu quả cao nhưng tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu gieo cấy còn thấp, huyện Yên Thành có trên 9.000 ha lúa nhưng hiện nay chỉ  mới đưa vào gieo cấy mạ khay cấy lúa trên 500 ha. Nguyên nhân là do sản xuất mạ khay đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng như kho bãi, nhà xưởng và mặt bằng để tập kết khay mạ, nhất là cơ sở sản xuất mạ khay phải mua giá thể, chưa tự sản xuất được nên chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn, người sử dụng máy, thiết bị hầu hết chưa được đào tạo kiến thức cơ bản…

Ông Nguyễn Tiến Đức - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: Địa bàn Nghệ An gieo cấy hơn 90.000 ha lúa vụ xuân, trong đó mới sử dụng gieo cấy máy gặt được trên 5.000 ha tập trung ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu, Yên Thành... Như vậy là còn quá ít. Để tháo gỡ khó khăn trong việc mở rộng diện tích cấy máy, ngành Nông nghiệp Nghệ An đang xây dựng phương án để khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển mạ khay, cấy máy.
Dây chuyền sản xuất bắc mạ khay ở huyện Yên Thành. Ảnh: Văn Trường
Dây chuyền sản xuất bắc mạ khay ở huyện Yên Thành. Ảnh: Văn Trường

Theo các nhà chuyên môn, để tháo gỡ khó khăn trong việc mở rộng diện tích cấy máy, các địa phương cần xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ để tuyên truyền vận động nông dân hưởng ứng áp dụng và mở rộng tiến bộ kỹ thuật mới này. Mỗi địa phương nên xây dựng một cơ sở sản xuất mạ khay, khâu sửa chữa, bảo hành máy cấy do cán bộ khuyến nông phối hợp với doanh nghiệp tổ chức, để xây dựng làm nơi đào tạo, huấn luyện và tư vấn dịch vụ cho nông dân.

Các địa phương tập trung chỉ đạo dồn ô, đổi thửa, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống tưới tiêu, giao thông, thủy lợi nội đồng để thuận lợi đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa. Cần có chính sách hỗ trợ đồng bộ từ thành phố đến các huyện, thị xã và cơ sở để khuyến khích, thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Các huyện cần giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng xã, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quá trình sản xuất./.



tin mới

Khởi nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 1/12, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ phối hợp với Trung tâm Thông tin khoa học công nghệ và Tin học Nghệ An tổ chức Hội nghị “Kết nối tìm hiểu nhu cầu và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ về sở hữu trí tuệ”.

Bệ phóng hạ tầng kết nối và dịch vụ 5 sao: 'Cú huých' song hành du lịch Nghệ An

Bệ phóng hạ tầng kết nối và dịch vụ 5 sao: 'Cú huých' song hành du lịch Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với lợi thế là địa phương duy nhất sở hữu đa dạng địa hình biển, đảo, đồng bằng, trung du và miền núi, sự đầu tư chỉn chu về hạ tầng, thăng hạng dịch vụ từ sự đổ bộ của các “ông lớn” bất động sản, Nghệ An đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam.

Nhộn nhịp mùa vớt 'lộc trời' ngoài đê sông Lam

Nhộn nhịp mùa vớt 'lộc trời' ngoài đê sông Lam

(Baonghean.vn)- Mỗi mùa con nước thuỷ triều lên, “đồng rươi” Châu Nhân (Hưng Nguyên) lại nhộn nhịp người dân ra đồng. Mùa rươi rộ từ đầu tháng 10 âm lịch. Như một sự bù đắp cho những nhọc nhằn, vất vả mùa lũ, mỗi vụ rươi, bà con vùng lụt ngoài đê sông Lam vớt được tầm 5 tấn "lộc trời”.

Thương mại carbon: Cơ hội và thách thức

Thương mại carbon: Cơ hội và thách thức

(Baonghean.vn)- Toàn nhân loại đang cần một trái đất sạch, luôn trong xanh để đảm bảo tương lai bền vững. Thương mại carbon là giải pháp duy nhất hữu hiệu, vì giải pháp này gắn được với cơ chế tài chính hiệu quả. Tuy vậy, giải pháp này cũng đứng trước những thách thức vô cùng lớn.

'Vựa' rau lớn nhất Nghệ An hối hả vào vụ Tết

'Vựa' rau lớn nhất Nghệ An hối hả vào vụ Tết

(Baonghean.vn) - Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân vùng rau lớn nhất Nghệ An đang tập trung ra đồng chăm sóc rau màu vụ đông để chuẩn bị cung ứng hàng cho dịp tết. Những cánh đồng rau su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt… xanh mơn mởn, tốt tươi hứa hẹn một mùa bội thu.

Phối hợp liên ngành tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác vi phạm IUU

Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý tàu cá

(Baonghean.vn)- Sau chuyến kiểm tra gỡ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam vào tháng 10/2023, Ủy ban châu Âu đã có phản hồi chưa gỡ được thẻ vàng và sẽ kiểm tra vào tháng 5/2024. Theo Ban chỉ đạo IUU Quốc gia, hiện nay việc chống khai thác IUU không chỉ gỡ thẻ vàng mà vì tương lai nghề cá Việt Nam.

Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài hoàn thành vào quý 1/2024 sẽ nâng tầm hạ tầng thành phố Vinh

Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài hoàn thành vào quý 1/2024 sẽ nâng tầm hạ tầng thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Ông Nguyễn Sỹ Diệu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh khẳng định, đầu năm 2024 sẽ hoàn thành công tác GPMB đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài để nhà thầu thi công đoạn đường còn lại và hoàn thành thông tuyến ngay trong quý I/2024. Dự kiến sẽ triển khai giai đoạn 2 vào cuối quý II/2024.