Nghệ An đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP

Đây là một trong những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản được đơn vị tổ chức trong năm nay. Từ đó, các cơ sở sản xuất có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu, tiêu chuẩn cần có cũng như trình tự, thủ tục để có thể đưa nông sản vào các siêu thị lớn và ngược lại, doanh nghiệp tiêu thụ có thể kết nối, tìm nguồn sản phẩm ổn định.

Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu kết nối và tiêu thụ sản phẩm, nông sản Nghệ An vẫn chưa thực sự vào được các siêu thị lớn, có nguồn tiêu thụ ổn định và giá trị cao. Bên cạnh những lý do khách quan, thì ngay tự thân quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Không chỉ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mảng chế biến, đặc biệt là chế biến sâu còn ít; mà mẫu mã, bao bì sản xuất cũng chưa đổi mới, công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế”, ông Nguyễn Văn Hà - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản chia sẻ.

Để đưa được nông sản vào các thị trường ổn định, các siêu thị lớn, thì các cơ sở sản xuất phải đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu, không được để khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Hà - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để nắm bắt tình hình thị trường trong nước, quốc tế; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các địa phương, tổ chức, cá nhân tiêu thụ nông sản. Tổ chức tham gia hội chợ nông nghiệp quốc tế triển lãm sản phẩm nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội và các tỉnh, thành trọng điểm.
Đồng thời, thành lập các đoàn xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường ngoại tỉnh và giới thiệu sản phẩm với các tập đoàn kinh doanh lớn. Chú trọng công tác quảng bá sản phẩm; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn VSTP, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tích cực tham gia các hội chợ thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm xuất xứ từ Nghệ An ra thị trường.

“Các huyện, các cơ sở sản xuất OCOP cần tập trung xây dựng các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; lựa chọn các sản phẩm là lợi thế của địa phương, nhưng phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Chú trọng áp dụng VietGAP, GlobalGAP, HACCP... vào sản xuất; đầu tư bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi và thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản để được tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Từ khóa:
Tin liên quan

Bàn giải pháp đưa nông sản Nghệ An vào các hệ thống siêu thị

Yên Thành (Nghệ An) nâng cao giá trị nông sản tiêu biểu

Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP

Nghệ An: Sản phẩm OCOP - tiềm năng và thách thức

Tăng cường kết nối, tiêu thụ các sản phẩm tiêu biểu vùng miền, OCOP tại Nghệ An
Các tin khác
-
Agribank Tây Nghệ An triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2021
-
Tổng kết chiến lược phát triển thống kê giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
-
Gần 75.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở Nghệ An được vay vốn ưu đãi
-
Bộ NN&PTNT: Người dân tự quyết việc khai thác đào ngoài diện tích rừng
-
Vì sao chứng khoán giảm mạnh nhất lịch sử?
-
Công điện khẩn về tập trung kiểm soát, phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây lan diện rộng
-
Kho bạc Nhà nước Anh Sơn phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp
-
Trục vớt, cứu tàu dầu bị lật úp trên biển Nghệ An
-
Đặc sản cá thu nướng xứ Nghệ vào vụ Tết
-
Hàng trăm 'chuồng cọp' lơ lửng trên các chung cư ở thành phố Vinh
-
Nghệ An thu gần 500 tỷ đồng thuế tài nguyên
-
Nhà vườn ở Nghệ An tất bật vào vụ hoa Tết