Nghệ An: Giá dịch vụ gặt máy tăng, nhiều nơi khan hiếm

(Baonghean.vn) - Hiện nhiều địa phương ở Nghệ An đang rộ thu hoạch lúa xuân. Tuy nhiên, do lúa chín đại trà, “trùng đồng” nên nhiều nơi máy gặt không đáp ứng đủ nhu cầu, người dân phải chờ máy dù lúa đã chín rục. Giá dịch vụ gặt máy cũng tăng từ 20.000-70.000 đồng/sào so với trước.
Clip: Thanh Phúc

TRÙNG ĐỒNG, NÔNG DÂN PHẢI “LỤY” MÁY GẶT

Ở nhiều vùng đồng, lúa đã chín rũ nhưng chưa máy gặt chưa về kịp. Ảnh: Thanh Phúc
Nhiều vùng đồng ở Hưng Nguyên lúa đã chín rũ nhưng chưa máy gặt chưa về kịp. Ảnh: Thanh Phúc

Vụ xuân năm nay, toàn xóm 3, xã Hưng Phúc (Hưng Nguyên) gieo cấy 134 mẫu lúa. Hiện, toàn bộ diện tích lúa xuân đã chín vàng, cần được thu hoạch ngay. Tuy nhiên, do cả xã chỉ có 1 máy gặt nên không đáp ứng đủ. Ông Hồ Đỗ Nhuận, xóm trưởng xóm 3 phải chạy khắp các xã lân cận liên hệ máy về gặt cho dân song vẫn khó khăn.

Ông Nhuận cho biết: “Hiện đã có 2 máy ở Hưng Mỹ nhận về gặt cho dân song cũng phải 2 ngày nữa. Nếu thu hoạch chậm thì không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, sợ gặp mưa mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch thời vụ hè thu sắp tới”.

Làm gần 1 mẫu ruộng, trong đó có 3 sào nếp đã chín rũ, mấy ngày nay, nhất là khi thông tin dự báo thời tiết có gió mùa kèm mưa khiến ông Nguyễn Văn Tú (Xóm 3, Hưng Phúc) đứng ngồi không yên. 

Người dân xã Hưng Phúc, Hưng Lợi (Hưng Nguyên)
Người dân xã Hưng Phúc, Hưng Lợi (Hưng Nguyên) "chạy" theo máy gặt, đứng chờ máy cả ngày với hy vọng sớm thu hoạch. Ảnh: Thanh Phúc

Ông Tú cho biết: “3 sào nếp nếu không gặt kịp sẽ bị chim, chuột phá hoại. Lúa cũng chín quá rồi, giờ máy không về kịp là hạt rụng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Mặt khác, năm nay, lúa bị đạo ôn cổ bông, nếu để chín quá sẽ rục, sẽ bị rụng hạt. Với lại đặc thù của vùng đồng xóm này là chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn nên nếu không thu hoạch kịp sẽ ảnh hưởng đến thời vụ hè thu, làm muộn sẽ bị ngập úng”.

Không riêng gì ở Hưng Phúc mà các vùng đồng của các địa phương khác như: Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ… lúa đã chín đại trà song máy khan hiếm nên người dân rất lo lắng. Nhiều người khi nghe tin có máy gặt về đã ôm bì tải, dây buộc đứng chờ trên bờ từ sáng tới tối, kể cả ban đêm để “kéo” máy về gặt ruộng mình.

Cả vùng đồng hàng trăm mẫu, lúa đã chín nhưng chỉ có 1 máy gặt phục vụ dân. Ảnh: Thanh Phúc
Cả vùng đồng hàng trăm mẫu, lúa đã chín nhưng chỉ có 1 máy gặt phục vụ dân. Ảnh: Thanh Phúc

Ông Ngô Quang Phấn, một chủ máy cho biết: “Các vùng đồng như Hưng Thịnh, Hưng Phúc, Hưng Lợi, Hưng Mỹ cả nghìn ha lúa xuân nhưng chỉ có dăm máy gặt trong khi lúa chín đại trà nên không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Hiện nay, ngoài 3 máy gặt của gia đình, chúng tôi đã kết nối, liên hệ với máy gặt ở các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Nam Định – nơi những vùng lúa chín sau về địa phương để phục vụ bà con. Hiện, các máy làm hết công suất từ 4h sáng đến 22-23h đêm mới nghỉ. Hiện chúng tôi đang gặt ở vùng đồng Hưng Phúc nhưng các nơi khác đã liên tục gọi giục đưa máy về. Nguyên nhân khan hiếm máy một phần do trùng đồng, lúa chín cùng lúc; phần nữa do xăng dầu tăng giá cao nên máy các nơi không muốn về vì chi phí quá nhiều”.

GIÁ DỊCH VỤ GẶT MÁY TĂNG

Năm nay, giá xăng dầu liên tiếp tăng, đạt đến mức kỷ lục khiến giá dịch vụ gặt máy cũng tăng theo. Hiện, giá dịch vụ gặt máy dao động từ 160.000-220.000 đồng/sào (tùy vùng đồng, tùy tình trạng lúa đứng hay lúa bổ). So với các năm trước tăng từ 20.000 – 70.000 đồng/sào.

Hiện giá gặt máy mỗi sào dao đông từ 160.000 đồng - 220.000 đồng, tăng 20-70.000 đồng/sào so với cá năm trước. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện giá gặt máy mỗi sào dao động từ 160.000 - 220.000 đồng, tăng 20.000-70.000 đồng/sào so với cá năm trước. Ảnh: Thanh Phúc

Anh Nguyễn Văn Hòa, chủ một máy gặt ở xã Thanh Phong (Thanh Chương) cho biết: “Giá xăng dầu tăng khiến giá cả các dịch vụ đều tăng theo. Giá vận chuyển một máy gặt từ vùng đồng ở địa phương này sang địa phương khác tăng mạnh. Nếu như năm ngoái, chuyển đồng từ Nam Định vào Nghệ An chỉ hết 2,5-3 triệu đồng/máy thì nay đã lên đến 4,5 triệu đồng; còn chuyển đồng nội tỉnh cũng tăng thêm 50.000-150.000 đồng/lượt (tùy khoảng cách).

Giá dầu tăng, để gặt 1 sào lúa tiêu tốn 2,5 lít dầu, hết khoảng 70.000 đồng/sào, tăng gấp rưỡi so với vụ xuân năm trước; giá nhân công đóng bao tăng từ 300.000 đồng/ngày lên đến 450.000 đồng/ngày; giá tài lái máy tăng từ 600.000 đồng/ngày lên đến 700.000 đồng/ngày. Do đó, giá dịch vụ gặt máy của chúng tôi cũng phải tăng theo mới đủ chi phí”.

Giá nhân công đóng bao, giá tài lái máy đều tăng so với trước. Ảnh: Thanh Phúc
Giá nhân công đóng bao, giá tài lái máy đều tăng so với trước. Ảnh: Thanh Phúc

Theo phản ánh của người dân, giá dịch vụ máy gặt tăng thêm 20.000 đồng/sào là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nhiều vùng đồng, do qua “cò” máy nên giá tăng thêm 50.000-70.000 đồng/sào là khó có thể chấp nhận. Bởi, năm nay, giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí đầu vào như: giống, công cày bừa, công gieo cấy… đều tăng. Trong khi đó, năng suất lúa giảm mạnh, có những vùng đồng, năng suất giảm đến 50%, giá lúa vẫn giữ nguyên nên nếu giá dịch vụ máy gặt tăng quá cao người dân phải chấp nhận thua lỗ. 

Ông Lê Văn Thành, một hộ dân ở xóm 3 Hưng Phúc chia sẻ: “Tính tổng chi phí cho 1 sào lúa từ khi gieo giống đến khi thu hoạch hết khoảng 1,1-1,2 triệu đồng. Năng suất như vụ này chỉ đạt 1,5-1,7 tạ/sào, giá lúa 7.000 đồng/kg thì số tiền thu về chưa đủ bù vốn bỏ ra chứ chưa nói đến tiền công chăm sóc 4 tháng trời. Do đó, điều chúng tôi mong muốn là các chủ máy gặt cũng xem xét, tính toán lấy mức giá vừa phải, không nâng quá cao khiến người dân phải chịu thiệt”.

Cần có sự kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và chủ máy để tránh tình trạng cò
Cần có sự kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và chủ máy để tránh tình trạng cò "thổi giá" dịch vụ gặt máy, dân "khai man" diện tích ruộng. Ảnh: Thanh Phúc

Tại nhiều địa phương, chính quyền và ban cán sự xóm đã kết nối, phối hợp chặt chẽ với các chủ máy gặt để làm việc, ký hợp đồng và thỏa thuận mức giá gặt máy phù hợp cho dân, tránh tình trạng “cò máy gặt” thổi giá, chèn ép dân. Đồng thời, phía chính quyền cũng cung cấp sơ đồ, diện tích các vùng đồng cụ thể cho các chủ máy, tránh người dân “khai man” diện tích dẫn đến mâu thuẫn giữa dân và chủ máy nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Ông Hồ Đỗ Nhuận, xóm trưởng xóm 3, xã Hưng Phúc cho biết: “Ban cán sự xóm đã trực tiếp liên hệ với chủ máy, thỏa thuận giá cả và cam kết thu đúng giá, không “thổi giá” làm khó dân. Đồng thời, tránh tình trạng mảnh ruộng 2 sào mà dân báo với chủ máy chỉ 1,5 sào dẫn đến xích mích, cãi cọ thì chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp diện tích các vùng đồng cho các chủ máy trên tinh thần song phẳng, hai bên cùng có lợi”.

Nhiều vùng đã có thêm dịch vụ cuộn rơm. Khi rơm trên đồng đã khô, máy sẽ cuộn theo luống, người dân chỉ việc mang về cất kho sử dụng dần. Giá dịch vụ cuộn rơm hiện tại dao đông từ 55-60.000 đồng/sào. Ảnh: Thanh Phúc
Nhiều vùng đã có thêm dịch vụ cuộn rơm. Khi rơm trên đồng đã khô, máy sẽ cuộn theo luống, người dân chỉ việc mang về cất kho sử dụng dần. Giá dịch vụ cuộn rơm hiện tại dao động từ 55.000-60.000 đồng/sào. Ảnh: Thanh Phúc

Vụ xuân năm nay, ngoài dịch vụ gặt máy thì nhiều vùng đồng đã có thêm máy cuốn rơm, giúp người dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giảm nhân công lao động, giảm chi phí sản xuất. Đây là tín hiệu đáng ghi nhận khi nông nghiệp đang dần dần cơ giới hóa hoàn toàn. 

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.