Nghệ An: Giá lúa hè thu xuống thấp, thương lái thu mua cầm chừng

(Baonghean.vn) - Hiện nhiều địa phương trên địa bàn Nghệ An đã cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa hè thu. Theo đánh giá, lúa hè thu năm nay được mùa, năng suất đạt cao nhất trong vòng mấy năm trở lại đây. Tuy nhiên, giá lúa lại giảm sâu, thương lái thu mua cầm chừng.
Hiện giá lúa đang xuống tháp, chỉ còn 4.000 - 4.500 đồng/kg lúa tươi. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện giá lúa đang xuống tháp, chỉ còn 4.000 - 4.500 đồng/kg lúa tươi. Ảnh: Thanh Phúc

Vừa thu hoạch xong 1 mẫu lúa hè thu cũng là thời điểm các con bước vào năm học mới, nhiều khoản phải chi tiêu nên chị Phan Thị Lượng ở xã Thanh Liên (Thanh Chương) quyết định gọi thương lái bán lúa tươi tại ruộng. Tuy nhiên, khi nghe thương lái báo giá, lúa đẹp 4.200 đồng/kg, mức giá này quá thấp so với vụ xuân và vụ hè thu năm ngoái nên chị Lượng quyết định không bán nữa, sẽ đem về phơi khô và đóng thùng cất trữ.

Chị Lượng cho biết: “Vụ xuân, lúa tươi tại ruộng là 5.700 - 6.000 đồng/kg; lúa hè thu năm ngoái cũng dao động từ 5.500 - 5.700 đồng/kg. Vụ hè thu năm nay, giá lúa xuống thấp quá, với mức giá này, nông dân không có lãi vì chi phí đầu vào đều tăng”.

Do giá lúa xuống thấp nên người dân không vội bán mà phơi khô, cất kho. Ảnh: Thanh Phúc
Do giá lúa xuống thấp nên người dân không vội bán mà phơi khô, cất kho. Ảnh: Thanh Phúc
Vụ hè thu này, gia đình chị Nguyễn Thị Oanh ở thị trấn Hưng Nguyên làm 8 sào lúa, cơ cấu các giống lúa chất lượng cao. Lúa được mùa, sau khi thu hoạch, phơi khô, gia đình chị thu về gần 2 tấn lúa. “Lúa đã phơi khô, quạt sạch, định bán 1 tấn để lấy tiền trả các chi phí làm đất, thu hoạch, phân bón và mua giống gieo trồng vụ đông nhưng giá lúa quá thấp, tính ra không có lãi mà vẫn chưa tìm được nơi nhập”, chị Oanh cho biết.

Theo khảo sát, hiện giá lúa xuống thấp, dao động từ 4.000 - 4.500 đồng/kg lúa tươi; đối với giống lúa chất lượng cao thì giá cao hơn, tầm 5.100 - 5.500 đồng/kg lúa tươi. Còn lúa phơi khô khén, quạt sạch thì có mức giá 5.800 - 6.000 đồng/kg. So với vụ xuân giảm khoảng 12-15 giá (tương đương 1.200 - 1.500 đồng/kg).

Người bán vì giá lúa xuống quá thấp nên cũng do dự chưa muốn bán, người mua thì do dịch bệnh diễn biến khó lường, việc vận chuyển đắt đỏ nên cũng chỉ mua cầm chừng, không ồ ạt như trước.
Giá lúa xuống thấp nên thương lái thu mua cầm chừng. Ảnh: Thanh Phúc
Giá lúa xuống thấp nên thương lái thu mua cầm chừng. Ảnh: Thanh Phúc

Chị Lương Sơn ở xã Nghi Thuận (Nghi Lộc), một thương lái chuyên thu mua lúa ở khu vực huyện Nghi Lộc cho biết: “Hiện giá lúa đang xuống thấp nhưng cũng không dám thu mua nhiều. Như tôi làm hàng xáo chục năm rồi nhưng chưa bao giờ thấy lúa tồn đọng như năm nay. Lúa mua về cũng không nhập đi đâu được do các doanh nghiệp, đại lý thu mua lớn đều đang tạm ngừng nhập”.

Theo anh Võ Lý - một thương lái chuyên thu mua lúa vùng Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu, Nam Đàn cho biết, các mùa trước, mỗi ngày anh mua khoảng 100 tấn lúa, mỗi mùa cao điểm thu mua 3.000 tấn lúa nhập cho thương lái phía Bắc, xuất bán sang Trung Quốc. Trước khi vào vụ thu hoạch, anh đã liên hệ với các thương lái địa phương gom lúa, thu mua lúa tươi ngay tại ruộng nhưng năm nay, anh chỉ dám mua cầm chừng. Từ đầu vụ hè thu năm đến nay, anh mới chỉ mua khoảng 100 tấn lúa.

Nhiều đại lý cho biết, hiện lúa tồn kho hàng trăm tấn, chưa có nơi tiêu thụ. Ảnh: Thanh Phúc
Nhiều đại lý cho biết, hiện lúa tồn kho hàng trăm tấn, chưa có nơi tiêu thụ. Ảnh: Thanh Phúc

“Hiện trong kho vẫn còn tồn kho 100 tấn lúa vụ xuân nên vụ hè thu này, giá lúa xuống thấp nhưng tôi vẫn không dám “mạnh tay” xuống tiền gom lúa. Bởi thị trường nội địa khó tiêu thụ, xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều khó khăn mà cước vận chuyển quá cao. Do đó, tôi đang cầm chừng việc thu mua và chỉ mua lúa đã phơi khô, quạt sạch với số lượng có hạn”, anh Lý cho biết.

Nguyên nhân khiến giá lúa thấp là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu khó khăn. Trong lúa đó, gạo Ấn Độ, Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam với giá rẻ hơn đã ảnh hưởng đến thị trường lúa gạo trong nước. Do vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gạo buộc phải giảm giá để cạnh tranh, từ đó đã ảnh hưởng đến giá thu mua nguyên liệu. Hiện giá lúa gạo trong cả nước đang giảm mạnh.

Nguyên nhân giá lúa xuống thấp là do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu gặp khó khăn. Ảnh: Thanh Phúc
Nguyên nhân giá lúa xuống thấp là do dịch bệnh diễn biến phức tạp, xuất khẩu gặp khó khăn. Ảnh: Thanh Phúc

Bên cạnh đó, do dịch bệnh phức tạp, phương tiện vận chuyển hạn chế, giá cước vận chuyển tăng cao (khoảng 3 triệu đồng/10 tấn, cao hơn 1 triệu đồng so với năm 2020), ngoài ra, hiện nhiều địa phương trong tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội, để vào các địa phương thu mua lúa thì đội thêm các chi phí về xét nghiệm Covid-19… nên thương lái không mấy mặn mà với việc thu mua lúa hè thu.

Sự bấp bênh và tính chất mùa vụ của thị trường lúa gạo một lần nữa cho thấy, việc liên kết với doanh nghiệp từ khâu xuống giống đến thu mua là hết sức cần thiết.

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”.