Nghệ An lên kịch bản ứng phó với dịch cúm gia cầm

28/02/2017 21:18

(Baonghean.vn) - Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Giám đốc Sở NN&PTNT cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó dịch cúm H7N9 xâm nhập vào Nghệ An.

a
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở NN và PTNT. Ảnh: Phú Hương.

Trong tháng 1/2017, Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm H7N9 và từ năm 2013 đến nay đã có 1.174 người nhiễm, trong đó có 417 ca tử vong.

Với hoạt động giao thương đi lại và diễn biến phức tạp của dịch như hiện nay, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam và tỉnh Nghệ An là rất cao.Trong kế hoạch, các tình huống được phân ra theo từng cấp độ để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Các giải pháp gồm: Giải pháp kỹ thuật như lấy mẫu xác định, giám sát; kiểm soát buôn bán và vận chuyển, tăng cường năng lực ngành thú y. Trong trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên người tại Nghệ An, thực hiện các biện pháp bổ sung khuyến cáo của ngành y tế.

Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Tăng cường giải pháp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của vi rút cúm A/H7N9.

Cùng với các hoạt động đồng bộ để nắm bắt thông tin cúm A/H7N9 kịp thời, thành lập Đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, thì Sở Y tế cũng phải có hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả đối với bệnh cúm A(H7N9) và A(H5N1) trên người.

Ngày 2/2/2017, gần 500 con vịt bị nhiễm H5N1 ở Diễn Lộc ( Diễn Châu) được tiêu hủy theo đúng quy trình. Ảnh tư liệu
Ngày 2/2/2017, gần 500 con vịt bị nhiễm H5N1 ở Diễn Lộc ( Diễn Châu) được tiêu hủy theo đúng quy trình. Ảnh tư liệu

Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người: Các hoạt động đã phải tiến hành nhằm mục tiêu giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9 vào tỉnh Nghệ An, đồng thời phát hiện kịp thời nếu vi rút xâm nhập vào tỉnh Nghệ An.

Tình huống 2: Trong tỉnh chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh, các hoạt động nhằm mục tiêu giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên và phát tán rộng. Ngoài các hoạt động cụ thể trên, địa phương còn cần chú trọng triển khai các hoạt động điều tra dịch tễ chung, tăng cường hoạt động lấy mẫu giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm và môi trường; hướng dẫn các biện pháp giết mổ, tiêu thụ gia cầm an toàn và phòng lây nhiễm bệnh cho người; tổ chức tuyên truyền phù hợp, không gây hoang mang trong cộng đồng.

bna_58b57b0630743.jpg
Diễn Châu tổ chức tiêm phòng dịch cúm gia cầm. Ảnh tư liệu.

Các địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, kinh phí, dụng cụ, hóa chất, địa điểm chôn lấp gia cầm trong trường hợp phát hiện ca bệnh cúm A/H7N9 trên động vật. Ngành Y tế Triển khai các hoạt động giám sát vi rút cúm A/H7N9 trên người tại những khu vực có người mắc bệnh; Phối hợp điều tra, giám sát vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường .v.v

Tình huống 3: Trong tỉnh phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh. Các hoạt động nhằm mục tiêu: Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên, phát tán rộng và ngăn ngừa vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho người. Địa phương đẩy mạnh điều tra dịch tễ.

Tuỳ trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên các mẫu lấy tại chợ, tại các mẫu thu thập từ trang trại chăn nuôi hay trong thôn, bản, ấp có nuôi gia cầm để có các biện pháp can thiệp phù hợp nhưng phải điều tra dịch tễ truy nguyên nguồn gốc; tổ chức tiêu hủy và tiêu độc khử trùng; tạm dừng việc vận chuyển gia cầm; lấy mẫu xét nghiệm thêm để xác định mức độ lan truyền vi rút trong địa bàn.

Sở Y tế triển khai các hoạt động giám sát vi rút cúm A/H7N9 trên người tại những khu vực có mẫu xét nghiệm dương tính trên gia cầm, môi trường. Các huyện phải ban hành lệnh cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm sống tại các địa bàn có phát hiện vi rút cúm A/H7N9, đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng và chính quyền cơ sở tập trung triển khai các biện pháp ứng phó theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh.

Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh, các hoạt động nhằm mục tiêu: Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên, phát tán rộng và tiếp tục lây nhiễm cho động vật, cho người. Lúc này sẽ triển khai đồng thời các biện pháp như tình huống 2 và 3, đồng thời đề nghị Chính phủ hỗ trợ tỉnh Nghệ An phòng chống dịch./.

Phú Hương

(Ghi lại)

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Nghệ An lên kịch bản ứng phó với dịch cúm gia cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO