Nghệ An: Mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có 'xa'?

Bài: Thu Huyền; Kỹ thuật: Lâm Tùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) - Từ năm 2015-2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nghệ An liên tục tăng trưởng. Thế nhưng, năm 2019, dự báo xuất khẩu hàng hóa đạt 780 triệu USD, điều đó ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 900 triệu đến 1 tỷ USD vào năm 2020.
“Chặng đầu” tăng trưởng khá
Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Nghệ An liên tục được mở rộng qua các năm. Đến hết năm 2018, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường 122 nước, so với chỉ 66 nước năm 2015. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như: thị trường Trung Quốc chiếm trên 47,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh; Hàn Quốc chiếm 17,6%;  Ấn Độ chiếm trên 4,7%; Lào chiếm trên 3,8%; Nhật Bản chiếm 3,1%;... Năm 2019, trên địa bàn Nghệ An có khoảng 175 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, trong đó, có 10 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 20 triệu USD trở lên và có 3 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 50 triệu USD. 
Tàu hàng cập cảng vào bốc dỡ hàng tại cảng Cửa Lò. Ảnh: Nguyễn Hải
Tàu hàng cập cảng vào bốc dỡ hàng tại cảng Cửa Lò. Ảnh: Nguyễn Hải

Riêng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2018; trong đó, xuất khẩu hàng hóa 780 triệu USD, tăng 8,3%, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu trên 50 nhóm/mặt hàng các loại, trong đó một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2018, tiêu biểu: Hàng dệt may kim ngạch dự ước đạt 260 triệu USD (tăng 36% so với năm 2018); Bột đá vôi trắng siêu mịn kim ngạch ước đạt 43 triệu USD (tăng 7%); Hàng thủy sản kim ngạch ước đạt 15,2 triệu USD (tăng 137%); Hạt phụ gia nhựa đạt kim ngạch ước đạt 17 triệu USD (tăng 21%); Hoa quả chế biến và nước hoa quả ước đạt kim ngạch 30 triệu USD, tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, chè tăng 8%, hạt tiêu tăng 37%, gạo tăng 28%, bao bì các loại tăng 20%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng 19%.

Chú thích
Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu. Đồ họa: Lâm Tùng
Đặc biệt, với khoảng 20 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh có kim ngạch tăng hơn 43% so với cùng kỳ. Đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018, tăng gần 136%. Giám đốc một doanh nghiệp may ở KCN Bắc Vinh cho biết: Năm 2019, ngành sợi gặp nhiều khó khăn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhưng ngành may lại có nhiều cơ hội phát triển, các doanh nghiệp ngành may của Trung Quốc chuyển dịch sang Việt Nam với nhiều đơn hàng. Với đà tăng trưởng này, năm 2020 chúng tôi đang dự kiến kế hoạch sản xuất, kinh doanh tăng khoảng 30% so với năm trước.
 Dệt may tiếp tục là lĩnh vực dẫn đầu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Nghệ An. Ảnh: Việt Phương
Dệt may tiếp tục là lĩnh vực dẫn đầu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Nghệ An. Ảnh: Thu Huyền 

Khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu

Giai đoạn từ năm 2015 - 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nghệ An tăng 55,5%, từ 463 triệu USD lên 720 triệu USD. Các mặt hàng như: dệt may, dăm gỗ, xơ, sợi dệt các loại, hạt phụ gia nhựa, đá các loại... tăng trưởng khá. Tuy nhiên, năm 2019 này, do nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc - thị trường xuất khẩu chiếm gần 48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn tỉnh giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như: hoa quả tươi; tinh bột sắn; xơ, sợi dệt các loại, linh kiện điện thoại cũng giảm mạnh. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực.
Sợi là một trong những sản phẩm xuất khẩu ở Nghệ An có mức tăng trưởng thấp.
Sợi là một trong những sản phẩm xuất khẩu ở Nghệ An có mức tăng trưởng thấp. Ảnh: Thu Huyền

Thực tế, phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu, giá hàng hóa thế giới giảm mạnh, nguồn cung nguyên liệu còn hạn chế, một số doanh nghiệp chuyển từ xuất khẩu trực tiếp sang làm chức năng nhà máy vệ tinh cho các công ty mẹ (chuyển sản phẩm về công ty mẹ ở tỉnh khác để xuất khẩu) tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Do đó, mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 900 triệu đến 1 tỷ USD vào năm 2020 được đánh giá là khó khăn. Ông Hoàng Minh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý xuất, nhập khẩu (Sở Công Thương) cho biết: “Mặc dù đã có những cố gắng, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2015 - 2018 đạt 14%, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt tốc độ tăng trưởng 16%, nhưng với những khó khăn chung của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trên địa bàn… thì ngành dự báo năm 2020 khả năng chỉ đạt ở dưới mục tiêu nghị quyết đề ra”.

Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường 122 nước. Đồ họa: Thu Huyền
Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường 122 nước. Đồ họa: Thu Huyền

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh Nghệ An còn rất khiêm tốn so với nhiều địa phương trên cả nước. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu mới chỉ xếp ở vị trí 30 - 35/63 tỉnh, thành trên cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu truyền thống trước đây như lạc nhân, thủy, hải sản đông lạnh, súc sản chế biến… kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm, thậm chí không còn tên trong danh mục hàng xuất khẩu (lạc nhân chỉ xuất khẩu được theo đường tiểu ngạch). Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé so với tiềm năng và yêu cầu phát triển; kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người vẫn đạt thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tuy có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự vững chắc, hiệu quả chưa cao; nhiều mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nguồn hàng ngoại tỉnh và thị trường ngoài nước (như tinh bột sắn, hạt tiêu, sản phẩm gỗ,…); hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu còn thấp. Một số vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp trong những năm gần đây liên quan đến hoạt động nhập khẩu gỗ từ Lào, hoàn thuế GTGT,... chưa được giải quyết triệt để.

Chú thích
Một số sản phẩm xuất khẩu truyền thống trước đây như lạc nhân, thủy, hải sản đông lạnh, súc sản chế biến… kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm, thậm chí không còn tên trong danh mục hàng xuất khẩu. Ảnh: Tư liệu

Về nguyên nhân, theo Sở Công Thương, tỉnh chưa có vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa xuất khẩu với khối lượng lớn như tại một số vùng, miền khác; chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực mạnh vào đầu tư các dự án phát triển sản xuất hàng nông, lâm, hải sản xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, yếu về năng lực tài chính; đa phần doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hạn, năng lực cạnh tranh thấp. Hạ tầng phục vụ xuất khẩu, hoạt động logistic, công nghiệp hỗ trợ phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế, chưa trở thành động lực để thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Một số sản phẩm có nguồn cung dồi dào nhưng được các doanh nghiệp chuyển về công ty mẹ ở tỉnh khác xuất khẩu trực tiếp (dệt may, linh kiện điện thoại, vật liệu xây dựng).

Năm 2019, dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 780 triệu USD, vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhưng chỉ tăng 8,3%. Vì vậy, để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đạt từ 900 triệu -1 tỷ USD vào năm 2020, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ với các giải pháp hiệu quả từ các ngành chức năng và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.