Nghệ An nỗ lực gỡ vướng giải ngân, đẩy nhanh tiến độ công trình đầu tư công

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Để đạt được mục tiêu cùng với cả nước năm 2023 giải ngân đầu tư công đạt trên 95%, UBND tỉnh đang quyết liệt cùng với các cấp, ngành tăng tốc tiến độ các công trình đầu tư công, đồng thời nhìn nhận những hạn chế khiến tiến độ giải ngân đạt thấp để kịp thời tháo gỡ.

CẢI THIỆN TIẾN ĐỘ CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG

Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ giao 9.033,5 tỷ đồng, đến nay cơ bản đã hoàn thành giao chi tiết kế hoạch năm cho các dự án theo đúng quy định, trong đó đã giao 100% số vốn thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội (748 tỷ đồng cho 5 dự án).

Nếu như đến ngày 30/3/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư công tập trung năm 2023 của Nghệ An mới chỉ đạt 7,01%, thì đến ngày 30/4/2023, đã giải ngân 2.105,348 tỷ đồng, đạt 23,31%. Đối với giải ngân các nguồn thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia hiện đã giải ngân 103 tỷ đồng/kế hoạch 1.180 tỷ đồng, đạt 8,73%. Một số nguồn vốn giải ngân đạt khá như nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (40,99%).

Thi công cầu Diễn Vạn, Diễn Châu trên tuyến đường ven biển. Ảnh: Trân Châu

Thi công cầu Diễn Vạn, Diễn Châu trên tuyến đường ven biển. Ảnh: Trân Châu

Tại huyện Con Cuông, nếu thời điểm cuối tháng 2/2023 vẫn đang là 1 trong các địa phương có tiến độ giải ngân chậm với 10/16 dự án chưa được giải ngân, tốc độ giải ngân chỉ đạt hơn 3%, thì đến ngày 15/5/2023 Con Cuông dưới sự hỗ trợ, tháo gỡ của các cấp, ngành đã nỗ lực đưa tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 9,9%.

Ông Trương Anh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng UBND huyện Con Cuông cho biết, sở dĩ đầu năm 2023 tốc độ giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện chậm vì đây là thời gian chuẩn bị thủ tục, hồ sơ. Đến ngày 6/4, huyện mới hoàn thành phát hành 16 bộ hồ sơ mời thầu; hoàn thiện các hồ sơ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, như dự án Phát triển làng du lịch cộng đồng Khe Rạn, tổng mức đầu tư 1,5 tỷ đồng được cấp nguồn của năm 2023; dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Môn Sơn - Cò Phạt tổng mức vốn hơn 62 tỷ đồng…

Các dự án còn lại đã khởi công và đang thi công như tuyến đường Thị trấn đi khe Kèm tổng chiều dài 18,6km, tổng đầu tư 120 tỷ đồng (vốn Trung ương 105 tỷ đồng, đã giải ngân 80 tỷ đồng); đường nối 3 xã Đôn Phục - Cam Lâm - Lạng Khê vốn lồng ghép ngân sách huyện và nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia 63 tỷ đồng, hiện cũng đang thi công các hạng mục cầu, cống và san mặt bằng các điểm qua địa hình đồi núi cao như đoạn qua bản Pục, xã Đôn Phục.

Thi công cống thoát nước qua tuyến đường Đôn Phục - Cam Lâm - Mậu Đức đoạn qua bản Pục, xã Đôn Phục. Ảnh: HT
Thi công cống thoát nước qua tuyến đường Đôn Phục - Cam Lâm - Mậu Đức đoạn qua bản Pục, xã Đôn Phục. Ảnh: HT

Theo ông Nguyễn Hữu Thịnh - Giám đốc Ban Quản lý dự án UBND huyện Con Cuông, huyện đã nỗ lực hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất để gửi các sở, ngành xét duyệt và các sở Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng cũng như đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn, giải quyết để các địa phương giải ngân sớm nhất có thể. Vì vậy đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giải ngân của Con Cuông được xếp vào các huyện "tốp đầu" của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh, tính đến 11/5/2023, tiến độ một số dự án trọng điểm đã được cải thiện về tốc độ giải ngân và đẩy nhanh tốc độ thi công, như: Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) đoạn từ Km7 - Km76 đã bàn giao mặt bằng được 52 km/59,91km, đạt 87%. Tổng mức đầu tư của dự án là 4.651 tỷ đồng, đến nay đã được bố trí 2.763,141 tỷ đồng, đã giải ngân 2.079,008 tỷ đồng, đạt 75,24%. Trong đó, kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã giải ngân 215,867 tỷ đồng, đạt 28,78%.

Nhiều dự án trọng điểm cũng đã hoàn thành cơ bản giải ngân, thi công và đưa vào sử dụng như các dự án trong Khu kinh tế Đông Nam (Đường D4 dài 7,066 km), Đường ngang N5 đoạn 2 dài 6,5 km; đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (10,8 km); Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn Km76+00, Km83+500 (7,5 km)… góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam dần hoàn thiện chào đón các nhà đầu tư. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam dần hoàn thiện chào đón các nhà đầu tư. Ảnh tư liệu: Thành Cường

NHÌN RÕ NGUYÊN NHÂN ĐỂ GỠ "VƯỚNG"

Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện tốc độ giải ngân đầu tư công của Nghệ An vẫn còn chậm, và cần phải nhìn rõ những bất cập, vướng mắc để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân.

Tại Báo cáo số 316/UBND-BC ngày 11/5/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về tình hình đầu tư công và một số nội dung khác đã xác định, việc giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Ví như: Công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế, ở một số nơi, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu còn thiếu quyết tâm, chưa sâu sát đôn đốc thực hiện; công tác chuẩn bị đầu tư chất lượng chưa tốt, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ; một số ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu còn yếu kém về năng lực,...

Như ở huyện Tương Dương, kế hoạch đầu tư công năm 2023 tổng vốn các chương trình đã duyệt 198,279 tỷ đồng; nguồn vốn đã giao 154 tỷ đồng. Song đến ngày 3/4/2023 chưa được giải ngân, đạt 0%. Theo lãnh đạo UBND huyện Tương Dương, nguyên nhân ngoài việc do chờ quy định mới từ cấp trên, thì chủ yếu do công tác thẩm định, phê duyệt dự toán còn chậm. Bên cạnh đó, bộ máy cán bộ Ban Quản lý dự án chưa đáp ứng yêu cầu công việc...

Ở nhiều địa phương, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhiều dự án còn gặp nhiều vướng mắc, như đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất, việc xây dựng hạ tầng tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật phải thực hiện theo quy định của công trình xây dựng cơ bản, phải thực hiện qua nhiều bước, qua nhiều cấp, ngành mất nhiều thời gian. Trong khi số hộ tái định cư nhiều, cần phải hoàn thành giao đất tại khu tái định cư cho các hộ dân mới được bàn giao mặt bằng nơi ở cũ, dẫn đến tiến độ bàn giao mặt bằng chưa kịp thời.

Tỷ lệ giải ngân các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Nghệ An tính đến 11/5/2023 đạt 40%. Trong ảnh: Xây dựng các tuyến đường nông thôn mới nâng cao ở Nam Đàn. Ảnh tư liệu Mai Hoa

Tỷ lệ giải ngân các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Nghệ An tính đến 11/5/2023 đạt 40%. Trong ảnh: Xây dựng các tuyến đường nông thôn mới nâng cao ở Nam Đàn. Ảnh tư liệu Mai Hoa

Công tác phối hợp hỗ trợ các nhà đầu tư, đặc biệt các dự án trọng điểm của tỉnh, về bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài do nhiều hộ dân có đất bị thu hồi không đồng ý về chính sách giá đất của Nhà nước nên không chịu bàn giao mặt bằng. Có những trường hợp phải cưỡng chế, ví như các hộ dân liên quan giải phóng mặt bằng dự án đường ven biển đoạn qua huyện Quỳnh Lưu.

Đối với trường hợp nhà đầu tư tự thỏa thuận, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì việc xác minh, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trước khi thỏa thuận, nhận chuyển nhượng gặp nhiều khó khăn và kéo dài do hồ sơ bị thất lạc hoặc không được lưu trữ đầy đủ. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế để xử lý đối với các trường hợp không thoả thuận được với chủ sử dụng đất.

Cùng với việc nhìn nhận rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, triển khai các dự án đầu tư công, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc các cấp, ngành yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhằm đạt mục tiêu giải ngân 95% - 100% kế hoạch giao. UBND tỉnh cũng đã thành lập Tổ công tác phụ trách giải ngân đầu tư công do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Thanh An làm Tổ trưởng để tăng cường kiểm tra hiện trường, kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, bất cập trong giải ngân vốn đầu tư công.

Mặt khác, phân công rõ trách nhiệm cho từng đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc giải ngân các dự án; yêu cầu các chủ đầu tư đăng ký kế hoạch giải ngân hàng tháng của từng dự án và báo cáo thường xuyên đến các cấp, ngành, địa phương để chỉ đạo, đôn đốc kịp thời.

Theo thống kê của UBND tỉnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, tính đến ngày 20/4/2023 tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 11,35%; trong đó, nguồn vốn nước ngoài mới đạt 4,74%; nguồn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội mới đạt 1,18%. Đến ngày 30/4/2023 tỷ lệ giải ngân đạt 23,31%.

Hiện nay, còn huyện Tương Dương và 25/47 đơn vị chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân. Công tác giao vốn năm 2023 các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, trong đó có 12 dự án chưa hoàn thiện thủ tục với tổng số vốn là 190,793 tỷ đồng, cụ thể: Huyện Kỳ Sơn (4 dự án), huyện Tương Dương (2 dự án), huyện Con Cuông (3 dự án), huyện Nghĩa Đàn (1 dự án), Sở Văn hóa và Thể thao (2 dự án).

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.