Nghệ An sẽ giảm dần tàu cá khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 914/KH-UBND ngày 27/11/2023, về việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch được ban hành nhằm chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.

bna_tau(1).jpg
Tàu cá của ngư dân huyện Quỳnh Lưu ra khơi đánh bắt hải sản. Ảnh: Xuân Hoàng

Kế hoạch đề ra mục tiêu từng bước giảm dần tàu cá sử dụng nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, hằng năm cắt giảm tối thiểu 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi; 4-5% đối với tàu vùng lộng, vùng ven bờ.

Mục tiêu đến năm 2025, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân và phát huy vai trò của các Tổ đồng quản lý, cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Phấn đấu đến ngày 31/12/2025 cắt giảm được 184 tàu cá đang hoạt động (so với 01/01/2023), còn lại 3.209 chiếc, trong đó: Cắt giảm tàu cá hoạt động vùng khơi 40 chiếc, còn lại 1.101 chiếc; cắt giảm tàu cá hoạt động vùng lộng, vùng ven bờ 144 chiếc, còn lại 2.108 chiếc. Khảo sát, xây dựng các mô hình chuyển đổi từ lưới kéo sang các nghề câu, rê có tính chọn lọc cao phù hợp với điều kiện thực tế nghề cá Nghệ An đảm bảo hiệu quả, bền vững.

Đến ngày 31/12/2030, cắt giảm được 672 tàu cá đang hoạt động (so với 31/12/2025), còn lại 2.537 chiếc, trong đó: Cắt giảm tàu cá hoạt động vùng khơi 96 chiếc, còn lại 1.005 chiếc; cắt giảm tàu cá hoạt động vùng lộng, vùng ven bờ 576 chiếc, còn lại 1.532 chiếc.

Chuyển đổi 20 tàu làm nghề lưới kéo khai thác vùng khơi sang nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, lưới rê (trừ rê thu ngừ); chuyển đổi 100 tàu khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí, các nghề kinh tế khác…

bna_Tàu cá công suất lớn là tài sản lớn của ngư dân, tạo việc làm cho hàng chục lao động, do vậy bà con cần có giải pháp hạn chế rủi ro, đặc biệt là hoả hoạn. Ảnh Xuân Hoàng.JPG
Cảng cá Lạch Quèn nhộn nhịp mỗi khi tàu cá trở về. Ảnh: Xuân Hoàng

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân về chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái. Thực hiện, sửa đổi, bổ sung Quy định tiêu chí đặc thù về cấp văn bản chấp thuận thuê, mua, cải hoán, đóng mới tàu cá theo hướng giảm nghề khai thác ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, tiêu tốn nhiều nhiên liệu sang nghề khai thác chọn lọc, tiêu tốn ít nhiên liệu; hạn chế mua tàu cá từ ngoại tỉnh đối với tàu đã cũ (trên 10 năm), làm nghề có ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản. Hằng năm, tiến hành rà soát thống kê số lượng tàu cá (trong đó chú trọng điều tra tàu cá làm nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ) trên địa bàn toàn tỉnh.

Cùng với đó, khảo sát nhu cầu chuyển đổi nghề từ nghề khai thác hải sản xâm hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản (lưới kéo) sang các nghề có tính chọn lọc cao phù hợp với điều kiện thực tế nghề khai thác hải sản tại Nghệ An, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Triển khai các đề tài ứng dụng khoa học, điều tra về các loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài hải sản, tổ chức quản lý khu vực có hệ sinh thái đa dạng.

UBND tỉnh cũng đã đưa ra các giải pháp thực hiện nghiêm việc quản lý hạn ngạch khai thác theo nghề, kiểm soát tốt hoạt động thống kê sản lượng lên bến và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành thủy sản đảm bảo đồng bộ với kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng Kiểm ngư, Công an, Bộ đội Biên phòng, UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan và các cơ quan truyền thông.

Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái sang các nghề không khai thác hoặc các nghề ảnh hưởng ít đến nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho ngư dân khai thác hải sản có nhu cầu chuyển đổi nghề.

bna_Sự ô nhiễm môi trường thường xuyên xẩy ra tại khu vực cảng cá Lạch Vạn.jpg
Tàu cá của ngư dân huyện Diễn Châu chủ yếu công suất nhỏ, đánh bắt vùng lộng. Ảnh: Xuân Hoàng

Đồng thời xây dựng các mô hình hoạt động du lịch trải nghiệm kết hợp với khai thác, chế biến, sử dụng hải sản nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân. Xây dựng các mô hình chuyển đổi từ nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản trên các vùng biển ven bờ, vùng cửa sông, cửa lạch. Từng bước hoàn thiện, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động khai thác hải sản, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu, tìm hiểu chuyển giao nghề khai thác mới sử dụng ít nhiên liệu nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ngư dân.

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.