Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên không hiểu đúng ngôn ngữ ngoại giao

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 9/8 khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến Triều Tiên khi tuyên bố rằng bất cứ mối đe dọa nào của Bình Nhưỡng đối với Washington sẽ đối mặt với "lửa thịnh nộ."

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Phát biểu trước báo giới trước khi đến đảo Guam, vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ mà Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ tấn công, ông Tillerson nêu rõ Triều Tiên đã gia tăng đe dọa sau sự phản đối của quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này và đây không phải là mối đe dọa tức thời.

Theo ông, Tổng thống Trump muốn gửi đi một thông điệp đến Triều Tiên là nước này nên tránh những tính toán sai lầm và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không hiểu đúng ngôn ngữ ngoại giao này.

Ông Tillerson cũng hạ thấp tầm quan trọng của bất kỳ đồn đoán nào rằng những diễn tiến đáng báo động hiện nay cho thấy Mỹ đang tiến gần hơn tới một phương án quân sự để giải quyết cuộc khủng hoảng liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.

Trước đó cùng ngày, các hãng tin Reuters và Yonhap dẫn nguồn tin của Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Triều Tiên khẳng định đang "nghiên cứu cẩn thận" kế hoạch tấn công bằng tên lửa vào đảo Guam nhằm đáp trả việc Tổng thống Trump tuyên bố bất cứ mối đe dọa nào của Bình Nhưỡng đối với Washington sẽ đối mặt với "lửa thịnh nộ."

Phản ứng trước động thái trên, người phát ngôn Chính phủ Pháp Christophe Castaner đã kêu gọi các bên hành động có trách nhiệm và giảm căng thẳng trong vấn đề liên quan đến Triều Tiên. Quan chức này nêu rõ Pháp đang quan ngại trước tình hình hiện nay.

Về phần mình, Đức đã hối thúc Triều Tiên và Mỹ kiềm chế sau những lời đe dọa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer khẳng định Berlin đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Ông hối thúc cộng đồng quốc tế thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt mới nhất được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nhằm vào Triều Tiên. Quan chức này cũng ủng hộ lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nhằm nối lại đối thoại với Triều Tiên nếu nước này chấm dứt thử tên lửa đạn đạo.

Theo ông, tất cả các bên cần tiếp tục các nỗ lực ngoại giao bởi đây là biện pháp duy nhất có thể kiềm chế được mối đe dọa từ chương trình vũ khí hạt nhân bất hợp pháp của Triều Tiên.

Ông nhấn mạnh Đức sẽ tham vấn các nước đối tác, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, nhằm tìm ra cách tiếp cận đúng đắn để giải quyết nguy cơ hiện hữu với khu vực và thế giới do các mối đe dọa từ phát triển hạt nhân của Triều Tiên. Ông nêu rõ trong trường hợp này, Đức coi Triều Tiên là nguồn cơn của các mối quan ngại.

Người phát ngôn Chính phủ Đức Ulrike Demmer cũng cho biết mục tiêu của Chính phủ Đức là tránh leo thang quân sự và giải quyết xung đột tại Bắc Thái Bình Dương một cách hòa bình.

Theo bà Demmer, Trung Quốc và Nga đều có trách nhiệm đặc biệt để thuyết phục Bình Nhưỡng không theo đuổi chính sách dẫn đến việc leo thang quân sự trên Bán đảo Triều Tiên.

Cùng ngày, theo hãng tin Reuters, Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên tránh sử dụng những từ ngữ và hành động có thể làm leo thang căng thẳng và nỗ lực hơn nữa nhằm giải quyết vấn đề thông qua đối thoại./.

Theo Cafef

tin mới

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí.