Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên

Theo Thành Đạt (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Làng Panmunjom, nơi diễn ra lễ ký kết thỏa thuận đình chiến sau chiến tranh liên Triều, tiếp tục chứng kiến một dấu mốc quan trọng nữa trong lịch sử thăng trầm của Triều Tiên và Hàn Quốc khi quan chức hai nước gặp nhau hôm nay 9/1 sau thời gian dài đóng băng quan hệ.
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 1
Hôm nay 9/1, lần đầu tiên sau hơn hai năm căng thẳng, các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp mặt trực tiếp để hội đàm chính thức tại làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự liên Triều (DMZ) - nơi chia tách biên giới hai nước. Sau khi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đình chiến kết thúc chiến tranh liên Triều (1950-1953), Panmunjom là nơi duy nhất tại khu DMZ mà các binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau hàng ngày. Trong ảnh: “Ngôi nhà hòa bình” ở làng Panmunjom - nơi diễn ra cuộc hội đàm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay 9/1. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 2
Tại làng Panmunjom có 6 ngôi nhà được sơn màu trắng và xanh nằm dọc theo đường ranh giới liên Triều và cũng có các phòng hội họp được hai nước sử dụng chung. Trong ảnh: Lính Hàn Quốc đứng bên ngoài phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc ở khu DMZ. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 3
Khi các phòng hội họp chung ở làng đình chiến Panmunjom được phía Hàn Quốc sử dụng, các binh sĩ Triều Tiên thường nhìn qua cửa sổ để theo dõi diễn biến bên trong. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 4
Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gặp nhau ở bên trong các ngôi nhà tại làng đình chiến Panmunjom và khách du lịch cũng có thể tới thăm khu vực này. Binh sĩ Triều Tiên cũng thỉnh thoảng chụp ảnh các căn phòng khi phía Hàn Quốc sử dụng. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 5
Biên bản sau các cuộc họp của Ủy ban Giám sát các quốc gia trung lập (NNSC), lực lượng giám sát hòa bình biên giới liên Triều, được đặt trong hòm thư tại một phòng họp ở làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 6
Những chiếc bàn từng được Triều Tiên và Hàn Quốc sử dụng để ký thỏa thuận đình chiến vào ngày 27/7/1953 ở làng Panmunjom. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 7
Ở bên ngoài các căn phòng tại làng đình chiến Panmunjom, Triều Tiên thường thuê công nhân quét dọn dưới sự giám sát của các lính gác. Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc đều hiện diện ở DMZ với hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai bên. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 8
Các công nhân cắt cỏ ở khu vực phía Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 9
Cầu “Không trở lại” ở làng Panmunjom được dùng làm nơi trao đổi tù nhân chiến tranh. Họ có thể chọn đi về phía Triều Tiên hoặc Hàn Quốc qua cây cầu này theo thỏa thuận năm 1953 và khi đã lựa chọn, họ sẽ không bao giờ được trở lại phía bên kia. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 10
Cuộc sống ở Panmunjom và các ngôi làng xung quanh vẫn diễn ra bình thường. Các cửa hàng vẫn mọc lên, trẻ em vẫn đến trường và những người nông dân vẫn ra đồng. Chỉ có điều, không khí căng thẳng vẫn luôn hiện hữu ở khu vực này. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên bước qua một bức tranh tuyên truyền ở làng Panmunjom. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 11
Những người Hàn Quốc xem bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trên truyền hình bên trong một cửa hàng ở gần làng Panmunjom. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 12
Tại làng Daeseong-dong, phía nam đường ranh giới phân chia Triều Tiên - Hàn Quốc ở khu DMZ, ngôi trường đặc biệt đã được xây dựng dành cho trẻ em Hàn Quốc. Trẻ em đi học dưới sự giám sát chặt chẽ của các binh sĩ Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 13
Daeseong-dong là ngôi làng duy nhất dân thường có thể ở trong khu DMZ. Tại đây, các binh sĩ Mỹ thường tới dự lễ tốt nghiệp của các học sinh. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 14
Khách du lịch có thể đến Panmunjom bằng tàu. Trong ảnh: Bên ngoài lối vào nhà ga Dorasan - điểm dừng cực bắc của hệ thống đường tàu Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 15
Khách du lịch tới tham quan các phòng họp được canh gác cẩn mật ở làng Panmunjom. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 16
Khách du lịch chụp ảnh ở Panmunjom. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 17
Camera an ninh chiếu các hình ảnh ở đường hầm thứ 3, một trong 4 đường hầm từng do Triều Tiên xây dựng để đưa quân vào Hàn Quốc. Khách du lịch có thể tới thăm khu vực này. Ảnh: New York Times
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 18
Đài quan sát ở Panmunjom cho phép khách du lịch quan sát về phía Triều Tiên. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 19
Các đồ lưu niệm được bán ở khu DMZ Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 20
Là một trong những khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới, DMZ được quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên trang bị dày đặc bãi mìn, các hàng rào dây thép gai, hàng rào điện tử, camera trinh sát và các trạm kiểm soát quân sự. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 21
Hàn Quốc và Triều Tiên đều đặt đường dây nóng ở làng đình chiến Panmunjom để trao đổi trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Getty

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.