Người có thể gây 'khó dễ' cho Tổng thống Trump

(Baonghean) - Robert Mueller - cựu giám đốc Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI) - đã chính thức trở lại sự nghiệp “thực thi pháp luật” khi ông vừa nhận lời mời trở thành công tố viên đặc biệt giám sát vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016. Ông được đánh giá là gương mặt thích hợp nhất và đủ khả năng gây khó dễ cho Tổng thống Trump. 

Ông Mueller (giữa) được Tổng thống  George W Bush bổ nhiệm làm giám đốc FBI chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ tấn công 11/9/2001. Ảnh AFP
Ông Mueller (giữa) được Tổng thống George W Bush bổ nhiệm làm giám đốc FBI chỉ một tuần trước khi xảy ra vụ tấn công 11/9/2001. Ảnh AFP

Một bản lý lịch đẹp

Cựu Giám đốc FBI Robert Mueller vốn là người rất nổi tiếng trong giới chính trị Mỹ. Ông vốn là một luật sư. Sau khi lấy bằng đại học, ông đi làm tư một vài năm trước khi có 12 năm làm việc trong các văn phòng chưởng lý Mỹ.

Sau đó, ông quay lại khu vực tư, rồi trở lại cơ quan nhà nước, phụ trách bộ phận hình sự của Bộ Tư pháp vào năm 1990. Sau đó ông lại đi làm ở khu vực tư trước khi làm Chưởng lý Mỹ khu vực phía bắc California.

Ông nhậm chức đúng 1 tuần trước khi xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001. Đó là một thách thức rất lớn cho “sếp” FBI.

Chưa kể, cơ quan này đang rối bời với nhiều biến cố như vụ đối đầu chết người với nhóm tôn giáo Branch Davidians ở Waco (Texas), việc phát hiện ra một đặc vụ FBI hóa ra là một điệp viên Nga (Robert Hanssen), và việc tiết lộ các tài liệu lấy từ các luật sư đại diện cho Timothy McVeigh, kẻ đánh bom tòa nhà ở thành phố Oklahoma.

Theo đánh giá của giới chức Mỹ, trên nhiều phương diện, quá trình nắm giữ cương vị người đứng đầu FBI của ông Mueller đã khá thành công. Chẳng thế mà, nhiệm kỳ của ông đáng lẽ kết thúc vào năm 2011 nhưng đã được Tổng thống thời điểm đó là ông Barack Obama gia hạn thêm 2 năm nữa. 

Robert Mueller được miêu tả là người thẳng tính, đã điều hành FBI trong 12 năm.  Ảnh AFP
Robert Mueller được miêu tả là người thẳng tính, đã điều hành FBI trong 12 năm. Ảnh AFP

Một trong những thành công lớn nhất của cựu giám đốc FBI là đã chuyển đổi thành công từ một cơ quan thuần túy thực thi pháp luật thành một tổ chức theo hướng tình báo để chủ động đối phó với mối đe dọa an ninh lớn nhằm vào nước Mỹ. Philip Mudd – “phó tướng” dưới thời ông Mueller nói về “sếp” của mình: “Robert Mueller là một người rất đáng tin cậy.

Ông ấy không phải là một trong những người giỏi nhất, Robert Mueller, ông ấy là người giỏi nhất mà tôi từng gặp”. Cựu bộ trưởng tư pháp Eric Holder khen ngợi ông Mueller là người không thể bị mua chuộc.

Còn luật sư Neil MacBride thì gọi ông Robert Mueller là “công tố viên được tôn trọng nhất nước Mỹ”. Quả thực, với vị trí quan trọng, ông Mueller đã chứng minh năng lực thực sự và thuyết phục được cả lưỡng đảng ủng hộ mặc dù ông là người của Đảng Cộng hòa. 

Chính vì thế, ngay sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố quyết định cử ông Mueller làm công tố viên đặc biệt trong vụ điều tra liệu Nga có can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 hay không, cả đảng Cộng hòa và Dân chủ đều lên tiếng hoan nghênh và cho đây là lựa chọn đúng đắn nhất. 

Độc lập chính trị

Một điều quan trọng khác để ông Robert Mueller được chọn vào vị trí điều tra đặc biệt là tính cách thẳng thắn cũng như cách làm việc “độc lập về chính trị” của ông. Một trong những tình huống đã làm nên sự nổi tiếng của cựu giám đốc FIB Mueller là vào một đêm mùa xuân năm 2004.

Khi đó, Bộ trưởng Tư pháp John D. Ashcoft đang ốm rất nặng. Có thông tin cho rằng Tổng thống George W. Bush khi đó đã cử hai trợ lý cấp cao đến phòng bệnh và “ép” ông Ashcroft ký vào quyết định mở lại chương trình nghe lén của chính phủ mà trước đó Bộ Tư pháp đã tuyên bố là bất hợp pháp.

Biết được tin này, Mueller và James Comey, khi đó làm Phó cho Bộ trưởng Tư pháp John D. Ashcoft, đã phải chạy xe thật nhanh, tới khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện nơi ông Ashcroft điều trị.

Trong tình huống khẩn cấp, Mueller đã kịp thời ngăn chặn ý định của Tổng thống Bush và bảo vệ thành công quyền riêng tư của người dân Mỹ. 

Tính cương trực và công bằng giúp cựu Giám đốc FBI nhận được nhiều lời nhờ cậy trong các vụ điều tra lớn của nước Mỹ kể cả lúc ông đã về hưu. Có thể kể đến vụ Mueller giám sát việc giải ngân gần 1 tỷ USD đền bù trong vụ tập đoàn Takata liên quan đến các túi khí bị lỗi của ô tô.

Hay việc Liên đoàn Bóng bầu dục Mỹ (NFL) nhờ Mueller tiến hành điều tra độc lập các cáo buộc rằng quan chức của liên đoàn đã nhận được và xem một đoạn video ghi cảnh hậu vệ đội Baltimore Ravens là Ray Rice đã đánh đập vị hôn thê của mình tại một sòng bạc ở thành phố Atlantic vào tháng 2 năm đó.

Sau tất cả, Robert Mueller được đánh giá là người thực thi pháp luật chân chính, không bị sức ép chính trị ảnh hưởng tới bất cứ quyết định nào trái luật.

Cùng với kinh nghiệm của mình, Mueller được trao vị trí đặc biệt với thẩm quyền mở rộng. Theo báo chí Mỹ, với chức danh công tố viên đặc biệt, ông Mueller sẽ hoạt động với tính chất độc lập cao hơn công tố viên liên bang bình thường hoặc giám đốc FBI.

Nhiều người biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump sau khi sa thải Giám đốc FBI James Comey – người đang dẫn dắt cuộc điều tra Trump-Nga (Ảnh: AFP)
Nhiều người biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump sau khi sa thải Giám đốc FBI James Comey – người đang dẫn dắt cuộc điều tra Trump-Nga (Ảnh: AFP)

Cơ hội sáng tỏ

Vụ lùm xùm xung quanh nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ và mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Moscow đã “dậy sóng” dư luận Mỹ suốt thời gian qua. Chính trường nước này cũng liên tục bị xáo trộn vì những thông tin liên quan.

Hết cố vấn an ninh cấp cao Michael Flynn từ chức cho đến việc Giám đốc FBI James Comey bị sa thải, tất cả đã khiến cho những hoài nghi về mối quan hệ giữa chính quyền Trump với nước Nga trở thành một đề tài cần tìm lời giải. 

Theo báo chí Mỹ, với tư cách là công tố viên đặc biệt, cựu giám đốc FBI Mueller có trách nhiệm giám sát công việc của nhân viên cục này cũng như các công tố viên khác trong cuộc điều tra về ông Donald Trump.

Ông Mueller cũng được trao quyền đặc biệt để không thể bị loại bỏ khỏi cuộc điều tra cho đến khi có kết quả cuối cùng. Với thẩm quyền được xem là cực lớn này, ông Mueller có khả năng thực hiện hoạt động điều tra dẫn tới những cáo buộc hình sự, nếu cần thiết.

Theo như phong cách làm việc của ông Mueller thì cuộc điều tra này có thể kéo dài tới vài năm, vì ông khuyến khích các đặc vụ và công tố viên FBI theo đuổi mọi đầu mối, phỏng vấn mọi nhân chứng và xem xét bất kỳ thay đổi nào có thể xảy ra với các vụ vi phạm hình sự.

Giới quan sát nhận định, việc trao cho ông Robert Mueller trọng trách quan trọng trong cuộc điều tra này góp phần làm sáng tỏ một trong những hoài nghi lớn nhất của nước Mỹ hiện nay.

Thanh Huyền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.