Nhìn lại quãng đường marathon 12 ngày của COP21

(Baonghean.vn) – Ngày 12/12, ngày cuối cùng của Hội nghị COP21 diễn ra tại thành phố Paris đang được mong đợi sẽ trở thành một dấu mốc lịch sử khi đại diện của 195 quốc gia đưa ra một thỏa thuận nhằm chống lại sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.

Sáng 30/11, Hội nghị COP21 về khí hậu chính thức khai mạc tại ngoại ô Bourget, Paris. Các nhà đàm phán đã có 12 ngày thảo luận nhằm đưa ra văn bản cuối cùng về chống biến đổi khí hậu. Sau đây, Báo Nghệ An Điện tử xin điểm lại những nét chính trong 12 ngày marathon chuẩn bị cho văn bản cuối cùng của COP21.

Quang cảnh bên ngoài Bourget sáng ngày 30/11. Ảnh: Le Monde.
Quang cảnh bên ngoài Bourget sáng ngày 30/11. Ảnh: Le Monde.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đón tiếp các nguyên thủ quốc gia tới dự lễ khai mạc COP21. Ảnh: Le Monde.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đón tiếp các nguyên thủ quốc gia tới dự lễ khai mạc COP21. Ảnh: Le Monde.
Truyền thông các nước tích cực đưa tin trong suốt 12 ngày diễn ra Hội nghị. Ảnh: Le Monde.
Truyền thông các nước tích cực đưa tin trong suốt 12 ngày diễn ra Hội nghị. Ảnh: Le Monde.
Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố khai mạc Hội nghị COP21 vào ngày 30/11. Ảnh: Le Monde.
Tổng thống Pháp Hollande tuyên bố khai mạc Hội nghị COP21 vào ngày 30/11. Ảnh: Le Monde.
Nguyên thủ các nước chụp ảnh thể hiện sự đoàn kết trong vấn đề chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Le Monde.
Nguyên thủ các nước chụp ảnh thể hiện sự đoàn kết trong vấn đề chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Le Monde.
Trong suốt quá trình diễn ra COP21, người dân trên khắp thế giới tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình yêu cầu các nhà lãnh đạo tích cực hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP.
Trong suốt quá trình diễn ra COP21, người dân trên khắp thế giới tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình yêu cầu các nhà lãnh đạo tích cực hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP.
Quang cảnh một trong số hàng trăm phiên đàm phán của 12 ngày diễn ra Hội nghị COP21. Ảnh: Le Monde.
Quang cảnh một trong số hàng trăm phiên đàm phán của 12 ngày diễn ra Hội nghị COP21. Ảnh: Le Monde.
Ngày 5/12, bản dự thảo đầu tiên sau 6 ngày thảo luận dài 48 trang đã được 195 nước thành viên thông qua. Ảnh: Le Monde.
Ngày 5/12, bản dự thảo đầu tiên sau 6 ngày thảo luận dài 48 trang đã được 195 nước thành viên thông qua. Ảnh: Le Monde.
Phòng nghỉ dành cho phóng viên và các nhà quan sát trong quá trình Hội nghị COP21 diễn ra. Ảnh: Le Monde.
Phòng nghỉ dành cho phóng viên và các nhà quan sát trong quá trình Hội nghị COP21 diễn ra. Ảnh: Le Monde.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kiêm Chủ tịch Hội nghị COP21 công bố bản dự thảo cuối cùng về khí hậu dài 27 trang với 7 điểm chính vào tối ngày 10/12. Ảnh: Le Monde.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kiêm Chủ tịch Hội nghị COP21 công bố bản dự thảo cuối cùng về khí hậu dài 27 trang với 7 điểm chính vào tối ngày 10/12. Ảnh: Le Monde.
Theo thông báo mới nhất, ngày 12/12, ông Fabius sẽ công bố văn bản dự thảo về khí hậu vào lúc 11h30 giờ địa phương (17h30 theo giờ Hà Nội). Ảnh: Le Monde.
Theo thông báo mới nhất, ngày 12/12, ông Fabius sẽ công bố văn bản dự thảo về khí hậu vào lúc 11h30 giờ địa phương (17h30 theo giờ Hà Nội). Ảnh: Le Monde.

Chu Thanh

(Theo Le Monde)

tin mới

Mùa Đông - thời điểm 'vàng' Nga viết lại 'thần thoại'

Mùa Đông - thời điểm 'vàng' Nga viết lại 'thần thoại'

(Baonghean.vn) - Thời tiết ngày càng xấu đi rõ rệt, khi nhiệt độ trung bình dao động chỉ trong khoảng -4,8 đến 2 độ C. Nhiều ý kiến cho rằng, thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình của chiến dịch quân sự đặc biệt. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh điều này.

Bản tin quốc tế: Moldova là ‘nạn nhân’ tiếp theo của xung đột Nga-phương Tây?

Bản tin quốc tế: Moldova là ‘nạn nhân’ tiếp theo của xung đột Nga-phương Tây?

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay gồm có các nội dung: Tổng thống Ukraine nói rằng Kiev có thể không bao giờ gia nhập NATO; Ngoại trưởng Nga dự đoán "nạn nhân" tiếp theo của cuộc chiến phương Tây và Nga; Hamas nói sẵn sàng gia hạn ngừng bắn còn Israel tái khẳng định tiếp tục chiến đấu.

Quân đội Nga kiểm soát nhà máy than lớn nhất châu Âu

Quân đội Nga kiểm soát nhà máy than lớn nhất châu Âu

(Baonghean.vn) - Tờ iDNES (Cộng hòa Séc) cho biết, nhà máy hóa chất và than cốc Avdeevka là tâm điểm của cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine tại khu vực Donbass. Lực lượng vũ trang Ukraine được cho là không còn đủ sức để bảo vệ nơi được mệnh danh là "trái tim đen" của Donbass.

Tuyên bố 'cai', nhưng Châu Âu âm thầm mua khí đốt của Nga

Tuyên bố 'cai', nhưng Châu Âu âm thầm mua khí đốt của Nga

(Baonghean.vn) - Trong tình hình chính trị hiện tại, dường như việc châu Âu quay lại ký kết với Gazprom để đảm bảo nguồn cung khí đốt trong mùa Đông là một lựa chọn không tránh khỏi. Mặc dù điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những điều khoản khắc nghiệt và các yêu cầu bồi thường từ phía Nga.

Bản tin quốc tế: NATO gọi viện trợ quân sự cho Ukraine là 'con đường hướng tới hòa bình'

Bản tin quốc tế: NATO gọi viện trợ quân sự cho Ukraine là 'con đường hướng tới hòa bình'

(Baonghean.vn) - Tổng thư ký NATO gọi viện trợ quân sự cho Kiev là "con đường hướng tới hòa bình". Trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga cảnh báo, các thành viên NATO đang “đánh bạc” bằng cách xâm phạm các lợi ích cơ bản của Nga, và dường như tin rằng  “họ có thể rơi vào nhóm thua cuộc”. 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết Ukraine đáp ứng 'gần như tất cả' để gia nhập EU

Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết Ukraine đáp ứng 'gần như tất cả' để gia nhập EU

(Baonghean.vn) - Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Ursula von der Leyen cho biết, Kiev được cho là đã đáp ứng "gần như tất cả" các yêu cầu để bắt đầu đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, đây chỉ là cách "hâm nóng" dư luận của EC trước thềm hội nghị thượng đỉnh.