Những bức ảnh gây sốc về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

(Baonghean.vn) - Quá trình công nghiệp hóa ồ ạt dẫn đến hệ quả là các chất thải hóa học lẫn vào nguồn nước khiến môi trường sống tự nhiên bị phá hủy, gây nguy hiểm cho các loài động vật và làm ô nhiễm các mạch nước ngầm, các con sông, vùng biển, hồ và các tầng ngậm nước trên Trái đất.

Chú bồ nông toàn thân bị bao bọc bởi lớp dầu ngồi trên một vũng dầu loang ở đảo Queen Bess trực thuộc bang Louisiana, Mĩ, nơi sinh sống của rất nhiều đàn bồ nông. Bức ảnh được chụp vào tháng 6 năm 2010 sau thảm họa nổ giàn khoan Deepwater Horizon, khiến cho dầu bị tràn trên mặt biển tới tận 87 ngày sau đó.
Chú bồ nông toàn thân bị bao bọc bởi lớp dầu ngồi trên một vũng dầu loang ở đảo Queen Bess trực thuộc bang Louisiana, Mỹ. Bức ảnh được chụp vào tháng 6/2010 sau thảm họa nổ giàn khoan Deepwater Horizon, khiến cho dầu bị tràn trên mặt biển tới tận 87 ngày sau đó. Ảnh: Reuters
. Dấu chân trên bùn sáu ngày sau thảm họa bùn đỏ ở Devecser, Hungary vào 4/10/2010. Một triệu mét khối chất thải lỏng đã thoát ra khỏi hồ bùn đỏ, khiến 10 người chết và hơn 120 người bị thương, gây lụt 4 ngôi làng và làm nhiễm độc các con sông quanh đó, trong đó có cả phụ lưu sông Danube.
 Dấu chân trên bùn sau 6 ngày xảy ra thảm họa bùn đỏ ở Devecser (Hungary) vào 4/10/2010. Một triệu mét khối chất thải lỏng đã thoát ra khỏi hồ bùn đỏ, khiến 10 người chết và hơn 120 người bị thương, gây lụt 4 ngôi làng và làm nhiễm độc các con sông quanh đó, trong đó có cả phụ lưu sông Danube. Ảnh: Reuters
Xác một con cừu đực đang phân hủy tại đường vành công viên Quốc gia Donana, Tây Ban Nha 1 tuần sau vụ tràn 5 triệu mét khối chất thải axit từ mỏ khai thác gần đó, khiến cho thảm thực vật bị cháy rụi và chết. Bức ảnh được chụp vào 2/5/1998.
Xác một con cừu đực đang phân hủy tại đường vành công viên Quốc gia Donana (Tây Ban Nha) 1 tuần sau vụ tràn 5 triệu mét khối chất thải axit từ mỏ khai thác gần đó, khiến cho thảm thực vật bị cháy rụi và chết. Bức ảnh được chụp vào 2/5/1998. Ảnh: Reuters
Một nhánh “Dòng sông bẩn” trong công viên Quốc gia Braullio Carrillo ở San Jose, Costa Rica. Nước sông bị nhuốm màu vàng và đục ngầu bởi tro khoáng từ ngọn núi lửa đang hoạt động Irazu. Có thể thấy dòng nước được rừng mưa nhiệt đới lọc sạch lại đang bị trộn lẫn cùng với nước bẩn. Bức ảnh được chụp vào 5/6/2012.
Một nhánh “Dòng sông bẩn” trong công viên Quốc gia Braullio Carrillo ở San Jose (Costa Rica). Nước sông bị nhuốm màu vàng và đục ngầu bởi tro khoáng từ ngọn núi lửa đang hoạt động Irazu. Có thể thấy dòng nước được rừng mưa nhiệt đới lọc sạch lại đang bị trộn lẫn cùng với nước bẩn. Bức ảnh được chụp vào 5/6/2012. Ảnh: Reuters
Một ngư dân Brazil đang quan sát xác con trâu gần bờ sông Paraiba do Sul, cách Rio de Janeiro về phía bắc khoảng 225m. 320 triệu gallon chất thải độc hại xả ra từ một nhà máy đã làm nhiễm độc nguồn nước của 7 thành phố tại Minas Gerais và cả khu vực lân cận của Rio de Janeiro. Số chất thải từ quá trình nhuộm giấy này có thành phần chủ yếu là muối natri ăn da đã khiến 600.000 người mất đi nguồn nước sinh hoạt.
Một ngư dân Brazil đang quan sát xác con trâu gần bờ sông Paraiba do Sul, cách Rio de Janeiro về phía bắc khoảng 225m. 320 triệu gallon chất thải độc hại xả ra từ một nhà máy đã làm nhiễm độc nguồn nước của 7 thành phố tại Minas Gerais và cả khu vực lân cận của Rio de Janeiro. Số chất thải từ quá trình nhuộm giấy này có thành phần chủ yếu là muối natri ăn da đã khiến 600.000 người mất đi nguồn nước sinh hoạt. Ảnh: Reuters
Những mảng bùn màu nâu hình thành quanh chất thải nhiêu liệu rò rỉ từ một nhà máy lọc dầu ở Montreal ra sông St. Lawrence vào 29/9/2010. Thành phần chính của số chất thải này là hỗn hợp trộn lẫn giữa nước và dầu diesel.
Những mảng bùn màu nâu do sự rò rỉ từ một nhà máy lọc dầu ở Montreal ra sông St. Lawrence (Canada) vào 29/9/2010. Thành phần chính của số chất thải này là hỗn hợp trộn lẫn giữa nước và dầu diesel. Ảnh: Reuters
Người công nhân đang cố gắng vớt dầu bị tràn gần cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, chín ngày sau tai nạn vỡ đường ống dẫn dầu khiến 1.500 mét khối dầu thô rò rỉ xuống nước. Bức ảnh được chụp vào 26/7/2010.
Một người công nhân đang cố gắng vớt dầu bị tràn gần cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh  (Trung Quốc), 9 ngày sau tai nạn vỡ đường ống dẫn dầu khiến 1.500 mét khối dầu thô rò rỉ xuống nước. Bức ảnh được chụp vào 26/7/2010. Ảnh: Reuters
Bức ảnh chụp từ trên cao con đập gần nhà máy alumin bị vỡ khiến bùn đỏ tràn sang ngôi làng Kolotar ở Budapest, Hungary vào 9/10/2010.
Bức ảnh chụp từ trên cao con đập gần nhà máy alumin bị vỡ khiến bùn đỏ tràn sang ngôi làng Kolotar ở Budapest, Hungary vào 9/10/2010. Ảnh: Reuters
Dòng nước thải màu vàng đọng tại lối vào của mỏ vàng Gold King ở quận San Juan, Colorado vào 5/8/2015. Một nhóm nhân viên của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh đã vô ý làm tràn lượng nước thải này xuôi dòng xuống tới phía bắc bang New Mexico.
Dòng nước thải màu vàng đọng tại lối vào của mỏ vàng Gold King ở quận San Juan, Colorado vào 5/8/2015. Một nhóm nhân viên của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh đã vô ý làm tràn lượng nước thải này xuôi dòng xuống tới phía bắc bang New Mexico. Ảnh: Reuters
Dòng sông bị ô nhiễm bởi nước thải từ mỏ khai thác vàng và bạc 'Dos Senores' ở Sinaloa, một vùng thuộc Mexico. Sau khi hồ chứa chất thải bị vỡ, khoảng 10.800 tấn chất thải độc hại đã theo lỗ hổng chảy ra một dòng suối thuộc con sông Baluarte. Bức ảnh được chụp vào 17/102014.
Dòng sông bị ô nhiễm bởi nước thải từ mỏ khai thác vàng và bạc "Dos Senores" ở Sinaloa, một vùng thuộc Mexico. Sau khi hồ chứa chất thải bị vỡ, khoảng 10.800 tấn chất thải độc hại đã theo lỗ hổng chảy ra một dòng suối thuộc con sông Baluarte. Bức ảnh được chụp vào 17/102014. Ảnh: Reuters

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.